Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Câu 4: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Bài làm:
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường minh thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một số điều mà chúng ta bắt gặp ở trên đường.
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không bị tụt hậu. Bởi thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất lạ, đến những nơi đó chúng ta sẽ thấy được có nhiều điều bất ngờ. Chúng ta sẽ học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Xem thêm bài viết khác
- Gia đình là gì? Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình
- Bằng kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy chứng minh một vài sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên tồn tại khách quan?
- Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Tại sao?
- Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta
- Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật. Em có đồng tình với cách sống này không? Vì sao?
- Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.
- Theo em, việc làm nào là đúng, việc làm nào sai trong các câu sau? Vì sao?
- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
- Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?
- Em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.