Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em..
Câu 2: Hăng-ri Đuy-năng (1828 – 1910) là nhà nghiên cứu văn học người Thụy Sĩ. Năm 31 tuổi, ông được chứng kiến cảnh khoảng 40 ngàn người vừa chết, vừa bị thương nằm la liệt khắp nơi trong cuộc chiến đấu giữa quân đội Pháp – I-ta-li-a, ở Xôn-phê-ri-ô (I-ta-li-a), ông đã đến những xóm làng gần đó tổ chức những đội cứu thương. Bất chấp nguy hiểm, Đuy-năng đã cùng nhiều người khác băng bó cho những người bị thương và đưa họ đến nơi an toàn.
Ba năm sau, ông đã viết cuốn Kỉ niệm về Xôn-phê-ri-ô để lên án chiến tranh, kêu gọi thành lập một tổ chức quốc tế giúp đỡ những người bị thương. Ít lâu sau, một hội nghị quốc tế họp ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ) đã tán thành sáng kiến cuả Đuy-năng và Hội Chữ thập đỏ quốc tế được ra đời.
Hỏi:
a. Vận dụng kiến thức đã học về con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, hãy cho biết nhận xét của em về thông tin trên.
b. Em có thể học tập được điều gì ở Đuy-năng?
Bài làm:
- Qua thông tin trên, ta có thể thấy được sự quan trọng của việc con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Tất vả đều làm nên từ đôi bàn tay của con người nên con người phải được bảo đảm các quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
- Thông qua Đuy - năng, ta có thể học được tính dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, gian khó của Đuy-năng để bảo vệ cho quyền con người. Con người là chìa khóa, là nhân tố chính cho sự phát triển, mở nên một chế độ xã hội mới, một trình độ văn hóa mới, nơi mà con người có tất cả quyền lợi của mình. Và chúng ta phải hành động để bảo vệ cho chính mình và những người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?
- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- Em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình
- Khi bàn về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, em tán thành ý kiến nào sau đây? Tại sao?
- Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?
- Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
- Hãy tìm hiểu về những hoạt động của lớp, trường, địa phương em thể hiện truyền thống nhân nghĩa của dân tộc ta Giáo dục công dân lớp 10
- Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: Con người có thể hạn chế tác hại của lũ lụt không? Bằng cách nào?