Giải bài 17 vật lí 8: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Trong tự nhiên cũng như trong kĩ thuật, ta thường quan sát thấy sự chuyển hóa cơ năng từ dạng này sang dạng khác: Động năng chuyển hóa thành thế năng và ngược lại thế năng chuyển hóa thành động năng. Để biết rõ hơn về sự chuyển hóa cơ năng này , KhoaHoc xin chia sẻ bài Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng thuộc chương trình SGK Vật lí lớp 8. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
- Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
Chú ý : Khi mô tả thí nghiệm vẽ ở hình 17.1 và 17.2 chúng ta đã bỏ qua ma sát. Thực ra, do có ma sát, nên quả bóng sau khi chạm đất không thể nảy trở lại độ cao ban đầu, cũng như con lắc sau khi đã thả ra ở vị trí A không thể quay trở lại đúng vị trí này. Điều đó có nghĩa là, nếu kể đến ma sát, thì cơ năng của vật không bảo toàn. Một phần cơ năng đã chuyển thành một dạng năng lượng khác mà chúng ta sẽ học trong các bài sau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài học
Trang 59 Sgk Vật lí lớp 8
- Độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào trong thời gian quả bóng rơi ? Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống của câu trả lời sau : Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng...(1)....dần, vận tốc của quả bóng...(2).....dần.
- Thế năng và động năng của quả bóng thay đổi thế nào ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau : Thế năng của quả bóng...(1)....dần, còn động năng của nó...(2)....
Khi bóng vừa chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, độ cao và vận tốc của quả bóng thay đổi thế nào ? Thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của câu trả lời sau: Trong thời gian nảy lên, độ cao của quả bóng...(1)....dần. vận tốc của nó...(2)....dần. Như vậy thế năng của quả bóng...(3)....dần. động năng của nó...(4)....dần
- Ở những vị trí nào ( A hay B ) quả bóng có thế năng, động năng lớn nhất; có thế năng, động năng nhỏ nhất ? Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu trả lời sau
- Quả bóng có thế năng lớn nhất khi ở vị trí...(1)....và co thế năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(2)....
- Quả bóng có động năng lớn nhất khi ở vị trí...(3)....và động năng nhỏ nhất khi ở vị trí...(4)....
Trang 60 Sgk Vật lí lớp 8
- Vận tốc của con lắc tăng hay giảm khi:
- Con lắc đi từ A xuống B
- Con lắc đi từ B lên C
- Có sự chuyển hóa từ dạng cơ năng nào sang dạng cơ năng nào khi:
- Con lắc đi từ A xuống B ?
- Con lắc đi từ B lên C ?
- Ở những vị trí nào con lắc có thế năng lớn nhất, có động năng lớn nhất ?
- Ở những vị trí nào con lắc có động năng nhỏ nhất, có thế năng nhỏ nhất ? Các giá trị nhỏ nhất này bằng bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải bài tập cuối bài học
Câu 9: Trang 61 Sgk Vật lí lớp 8
Hãy chỉ ra sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:
a) Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung
b) Nước từ trên đập cao chảy xuống
c) Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng
=> Trắc nghiệm vật lí 8 bài 17: Sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 21 vật lí 8: Nhiệt năng
- Giải câu 5 bài 21: Nhiệt năng sgk Vật lí 8 Trang 75
- Một xe tăng có trọng lượng 340000 N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là
- Giải bài 18 vật lí 8: Câu hỏi ôn tập và tổng kết chương 1: Cơ học
- Dựa vào các câu trả lời trên, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của kết luận sau: dùng ròng rọc động được lợi hai lần về..
- Trả lời các câu hỏi C4, C5 bài 22: Dẫn nhiệt sgk Vật lí 8 Trang 78
- Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình 4.4 (SGK).
- Khi nào vật được coi là đứng yên ? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
- Giải bài 2 vật lí 8: Vận tốc
- Vật lý 8: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 2)
- Hãy tính áp suất tại B, biết trọng lượng riêng của thủy ngân (Hg) là
- Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1 ? So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này với lúc trước . Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc thế nào vào vận tốc của nó ?