Giải bài 1C: Làm người nhân ái
Giải bài 1C: Làm người nhân ái - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi: Nói về một hành động nhân ái.
2. Tìm hiểu “Nhân vật trong truyện”.
1) Xếp các nhân vật trong những truyện em vừa học (Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện, con giao long, bà cụ ăn xin, mẹ con bà góa, những người dự lễ hội) vào hai nhóm:
a. Nhân vật là người.
b. Nhân vật là vật (con vật, đố vật, cây cối,...)
2) Nhận xét về tính cách của các nhân vật:
a. Dê Mèn (trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu)
b. Mẹ con bà góa (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể)
Viết kết quả em làm được vào phiếu bài tập:
Truyện | Nhân vật | Tính cách | |
Người | Vật | ||
Dế mèn bênh vực kẻ yếu | ... | ... | ... |
Sự tích hồ Ba Bể | ... | ... | ... |
3. Đọc truyện Ba anh em và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật trong câu chuyện là những ai?
b. Em có đồng ý với nhận xét của người bà về tính cách của từng cháu không?
c. Dựa vào nhừng điểm nào, bà có nhận xét như vậy?
Ba anh em
Nghỉ hè, Ni-ki-ta, Gô-sa và Chi-ôm-ca về thăm bà ngoại.
Ăn cơm xong, Ni-ki-ta chạy vội ra ngõ, hòa vào đám trẻ láng giềng đang nô đùa. Gô-sa thấy nhiều mẩu bánh mì vụn rơi trên bàn, liếc nhìn bà rồi nhanh tay phủ xuống đất, hối hả chạy theo anh. Còn Chi-ôm-ca ở lại giúp bà lau bàn, nhặt hết mẩu bánh vụn đem cho bầy chim đang gù bên cửa sổ.
Buổi tối, ba anh em quây quần bên bà. Bà nói:
- Ba cháu là anh em ruột mà chẳng giống nhau
Ni-ki-ta thắc mắc:
- Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống nhau như giọt nước cơ mà?
Bà mỉm cười:
Bà nói về tính nết của các cháu cơ. Ni-ki-ta thì chỉ nghĩ đến ham thích riêng của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô-sa hơi láu, lén lắt những mẩu bánh vụn xuống đất. Chi-ôm-ca bé nhất lại biết giúp bà. Em nó còn biết nghĩ đến cả những con chim bồ câu nữa. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ?
B. Hoạt động thực hành
1. Viết tiếp để hoàn thành mẩu chuyện cho thấy bạn Chiến là người biết quan tâm đến người khác:
Chiến mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc...
2. Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Viết kết quả phân tích 5 tiếng vào phiếu theo mẫu:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
M:
Tiếng | âm đầu | vần | thanh |
hoài | h | oai | huyền |
3. Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên và viết vào vở:
4. a. Tìm và viết vào vở từng cặp tiếng bắt vần với nhau trong khổ thơ sau:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Tố Hữu
b. So sánh các cặp tiếng bắt vần với nhau xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn.
5. Thi giải nhanh câu đố sau:
Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết hóa ra béo tròn
Để nguyên, mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
(Là ba chữ gì?)
C. Hoạt động ứng dụng
Cùng người thân chơi trò thi tìm nhanh từ láy vần. Một người nêu vần, người kia nói ngay từ láy vần.
M: ăn -> lăn tăn
Xem thêm bài viết khác
- Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý sau:
- Thi tìm nhanh từ ngữ: Thể hiện lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại; trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương
- Dựa vào nội dung bài dọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyền Hiền.
- Quan sát tranh, hỏi - đáp về mơ ước của bạn nhỏ được thể hiện trong tranh
- Mỗi nhóm tìm và viết từ ngữ vào chỗ trống theo yêu cầu ở bảng:
- Nói những gì mình biết hoặc tưởng tượng về bầu trời
- Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
- Kể lại câu chuyện "Nàng tiên Ốc".
- Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào? Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
- Chọn lời giải từ cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A
- Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ? Thầy Vê-rô-ki-ô nói gì khi thấy Lê-ô-nác-đô tỏ vẻ chán ngán? Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì ?
- Viết những điều cẩn nhớ về các bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ từ bài 7A đến bài 9C vào bảng mẫu sau: