Giải bài 29 hóa học 9: Axit cacbonic và muối cacbonat
Axit cacbonic và muối cacbonat có tính chất gì? Để trả lời câu hỏi đó, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Axit cacbonic và muối cacbonat dựa theo cấu trúc hóa học 9. Hi vong, đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Axit cacbonic (H2CO3)
- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí : Axit cacbonic có trong nước mưa do nước hòa tan khí CO2 trong khí quyển
- Tính chất hóa học : H2CO3 là một axit yếu, không bền, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O
II. Muối cacbonat
1. Phân loại
- Muối trung hòa là muối cacbonat : MgCO3, CaCO3,…
- Muối axit là muối hi đro cacbonat : Ca(HCO3)2 , NaHCO3,…
2. Tính chất
- Tính tan: đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ các muối của kim loại kiềm. Hầu hết các muối hi đro cacbonat đều tan trong nước
- Tính chất hóa học
- Tác dụng với axit mạnh hơn axit cacbonic và tạo thành muối mới và giải phóng khí CO2.
Na2CO3 + 2HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Tác dụng với dung dịch muối tạo thành hai muối mới.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
- Bị nhiệt phân hủy
CaCO3 →(to) CaO + CO2
2NaHCO3 →(to) Na2CO3 + CO2 + H2O
3. Ứng dụng
- Một số muối cacbonat được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng, xà phòng, thuốc chữa bệnh, bình cứu hỏa,…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 91 SGK)
Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học.
Câu 2. (Trang 91 SGK)
Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ.
Câu 3. (Trang 91 SGK)
Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau:
C → CO2 → CaCO3 → CO2
Câu 4. (Trang 91 SGK)
Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau.
a) H2SO4 và KHCO3 ;
d) CaCl2 và Na2CO3 ;
b K2CO3 và NaCl;
e) Ba(OH)2 và K2CO3.
c) MgCO3 và HCl;
Giải thích và viết các phương trinh hoá học.
Câu 5. (Trang 91 SGK)
Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo thành để dập tắt đám cháy nếu trong bình chữa cháy có dung dịch chứa 980 g H2SO4 tác dụng hết với dung dịch NaHCO3.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 1
- Giải câu 2 bài 9: Tính chất hóa học của muối
- Giải bài 6 hóa học 9: Thực hành Tính chất hóa học của oxit và axit
- Giải câu 4 bài 36: Metan
- Giải câu 5 bài 4: Một số axit quan trọng
- Giải câu 5 bài 27: Cacbon
- Giải câu 4 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- Giải câu 3 bài 8: Một số bazơ quan trọng Tiết 1
- Giải câu 1 bài 56: Ôn tập cuối năm Phần 2
- Giải câu 5 bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại
- Giải câu 2 bài 52: Tinh bột và xenlulozơ
- Giải câu 2 bài 18: Nhôm