Giải bài 3 hóa học 9: Tính chất hóa học của axit
Các axit khác nhau có một số tính chất hóa học giống nhau. Đó là những tính chất hóa học nào? Để tìm hiểu về vấn đề đó, KhoaHoc xin được chia sẻ với các bạn bài số 3 của chương trình hóa học lớp 9. Hi vọng bài đăng này hữu ích với các bạn!
A - Kiến thức trọng tâm
I. Tính chất hóa học của axit
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
- Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
- Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (hầu hết trừ Cu, Ag, Hg,..)tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
VD: 3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ
- Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước (tất cả các bazơ)
VD: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
4. Axit tác dụng với oxit bazơ
VD: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
=>Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước
- Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
II. Axit mạnh và axit yếu
- Dựa vào khả năng phản ứng, axit được chia làm 2 loại:
- Axit mạnh như HCl, H2SO4, HNO3,…
- Axit yếu như H2S, H2CO3,…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1.(Trang 14/SGK)
Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.
Câu 2.(Trang 14/SGK)
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu.
Câu 3.(Trang 14/SGK)
Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a) Magie oxit và axit nitric;
d) Sắt và axit clohiđric;
b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;
e) Kẽm và axit sunfuric loãng.
c) Nhôm oxit và axit sunfuric;
Câu 4.(Trang 14/SGK)
Có 10 gam hỗn hợp bột hai kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:
a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.
b) Phương pháp vật lí.
(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng)
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 1 bài 53: Protein
- Giải câu 4 bài 27: Cacbon
- Giải bài 41 hoá học 9: Nhiên liệu
- Giải câu 3 bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Giải thí nghiệm 2 bài 43: Thực hành Tính chất hiđrocacbon
- Giải câu 1 bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon sgk trang 177
- Giải câu 4 bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
- Giải câu 2 bài 38: Axetilen
- Giải bài 2 hóa học 9: Một số oxit quan trọng (T2)
- Giải câu 3 bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon sgk trang 177
- Giải bài 56 hóa học 9: Ôn tập cuối năm Phần 1
- Giải câu 4 bài 48: Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo