Giải bài 20 hóa học 9: Hợp kim sắt: Gang, thép
Bài học này trình bày nội dung: Hợp kim sắt: Gang, thép. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I.Hợp kim của sắt
- Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm tư 2 – 5%. Gang cứng và giòn hơn sắt. Có hai loại gang là gang trắng và gang xám.
- Thép là hợp kim của sắt với cacbon trong đó cacbon chiếm dưới 2%. Thép được ứng dụng rộng rãi do có nhiều tính chất vật lí và hóa học quý.
II.Sản xuất gang thép
1.Sản xuất gang
Nguyên liệu: quặng sắt trong tự nhiên: manhetit (Fe3O4), hematit (Fe2O3) ; than cốc.
Nguyên tắc sản xuất gang: dùng CO khử oxit sắt trong lò cao
Quá trình sản xuất gang trong lò cao:
- Tạo khí CO:
C + O2 →(to) CO2
C + CO2 →(to) CO
- Khử oxit sắt trong quặng sắt:
3CO + Fe2O3 →(to cao) 3CO2 + 2Fe
- Tạo xỉ:
CaO + SiO2 →(to) CaSiO3
2.Sản xuất thép
Nguyên liệu: gang, sắt phế liệu và khí oxi.
Nguyên tắc sản xuất: oxi hóa một số kim loại, phi kim để loại ra khỏ gang .
Quá trình sản xuất: thực hiện trong lò luyện thép.
- Thổi khí oxi để oxi hóa các nguyên tố trong gang: C, Mn, Si, S, P,…
VD: C + O2 →(to) CO2
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 2.(Trang 63 SGK)
Hãy cho biết nguyên tắc sản xuất gang và viết các phương trình hoá học.
Câu 1.(Trang 63 SGK)
Thế nào là hợp kim ? Thế nào là gang và thép ? Nêu thành phần, tính chất, ứng dụng của gang và thép.
Câu 3.(Trang 63 SGK)
Hãy cho biết nguyên tắc luyện gang thành thép và viết các phương trình hoá học.
Câu 4.(Trang 63 SGK)
Những khí thải (CO2, SO2...) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh ? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Câu 5.(Trang 63 SGK)
Hãy lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây :
a) O2 + 2Mn →(to) 2MnO
b) Fe2O3 + CO →(to) Fe + CO2
c) O2 + Si →(to) SiO2
d) O2 + S →(to) SO2
Cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang, phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép, chất nào là chất oxi hoá, chất nào là chất khử ?
Câu 6.(Trang 63 SGK)
Tính khối lượng quặng hematit chứa 60% Fe2O3 cần thiết để sản xuất được 1 tấn gang chứa 95% Fe. Biết hiệu suất của quá trình là 80%.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải câu 4 bài 45: Axit axetic
- Giải câu 1 bài 14: Thực hành Tính chất hóa học của bazơ và muối
- Giải câu 1 bài 25: Tính chất hóa học của phi kim
- Giải câu 2 bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- Giải câu 3 bài 28: Các oxit của cacbon
- Giải câu 1 bài 36: Metan
- Giải câu 3 bài 36: Metan
- Giải câu 1 bài 46: Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- Giải thí nghiệm 1 bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt
- Giải câu 2 bài 11: Phân bón hóa học
- Giải câu 10 bài 26: Clo