Giải bài Kể chuyện Người đi săn và con nai

22 lượt xem

Tiếng Việt 5 tập 1, Giải bài Kể chuyện Người đi săn và con nai Tiếng Việt 5 tập 1. Câu chuyện với thông điệp: Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên!.. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.

1. Dựa vào lời kể của thầy giá (cô giáo), kể lại từng đoạn theo tranh minh họa và lời gợi ý dưới mỗi tranh.

  • Tranh 1: Người đi săn chuẩn bị súng để đi săn. Mùi trám chín nên anh dự đoán nai đã về nhiều.
  • Tranh 2: Người đi săn bước đến con suối. Biết chuyện, suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai.
  • Tranh 3: Cây trám biết người đi săn đến để bắn nai đã vô cùng tức giận. Tuy nhiên, người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.
  • Tranh 4:Người đisăntiếptục đi. Thế rồi, dướiánhtrăng bóng con naihiệndần hai mắt con naimớiđẹplàmsao, đỏnhưhổphách , con nai hiềnlành, đángyêu. Người đisănđứngngâyra nhìn nai, quênhaitayđãgiơ súng vànhớlạilờisuối,lờicây, anh ta nghĩ con naiđẹp quá không nênbắn.

2. Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào. Kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em.

Trả lời:

Theo dự đoán của em, người đi săn khi nhìn thấy chú nai hiền lành và đáng yêu sẽ không bắn chú nữa. Để chú nai được sống gắn với thiên nhiên.

3. Kể lại toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai.

Trả lời:

Sau những cơn mưa nước suối dâng lên, cây trám trắng trên đồi đã có quả chín rụng. Hươu nai kéo về tấp nập gần xa. Đêm nào cũng có con nai về nhặt trám.

Từ chập tối người đi săn đã sửa soạn. Lôi súng từ gác bếp xuống lau chùi. Xem lại cái kíp, cái mỏ vịt. Mỗi viên đạn chì được soi lên, xếp vào túi chàm. Người đi ăn buộc chit hai ống quần lại, không cho con vắt chui lên tận bẹn được. Anh ta đeo chiếc đèn ló vào giữa trán rồi xách súng đi vào rừng.

Trẻ con đã ngủ. Trong bản, người lớn còn thức. Đêm mát rượi.

Người đi săn bước sấn tới gốc cây trám . Những quả trám chín rụng xuống. Người đi săn ngồi xuống, hạ chiếc đèn ló, soi vào các đồ nghề. Bao đạn lách cách. Cò súng nổ tiếng khô lộp độp. Anh ta lại đeo chiếc đèn ló lên trước trán, ngồi rình.
Cây trám hỏi:
- Đến chơi với tôi à?
- Không phải.
- Thế đi đâu? Ở đây vắng quá. Ít bạn bè đến chơi, chỉ mùa thu trám chín, con nai mới về. Anh ở lại chơi. Con nai sắp về đấy
- Tớ chỉ mong có thế. Cái đèn ló này sẽ chiếu thẳng vào mắt nó. Ngón tay này sẽ bóp cò. Viên đạn sẽ bay thẳng vào trán, vào tim con nai .
- Ác thế!
- Thịt nai ngon lắm mà.
Cây trám rưng rưng. Cây trám nổi giận:

- Thế thì cút đi.

Rừng khuya xào xạc. Người đi săn ngồi xuống hòn đá bên bụi sim. Chiếc đèn ló được vặn nhỏ lại bằng mũi kim, bé hơn con đom đóm. Người đi săn ngồi rình.
Trăng thượng tuần chênh chếch. Cánh rừng như một giấc mơ. Bỗng con nai xuất hiện. Lưng nai đẫm ánh trăng. Con nai bước rất êm đi đến gầy cây trám.

Chiếc đèn ló vụt sáng lên chiếu thẳng vào mắt nai. Con nai đứng ngây ra. Con nai đẹp quá. Gió rừng thì thào. Người đi săn run run, mơ màng. Anh ta quên thịt nai rất ngon. Anh ta quên khẩu sung, đạn lên nòng đang nằm trong tay. Anh ta chỉ còn nhớ lời suối, lời đồi, lời cây: “Muông thú và cây cỏ trong rừng, trên trái đất này là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn…”.

Con nai lặng yên trắng muốt trong ánh trăng.
Người đi săn mải ngắm nhìn con nai, mồ hôi ướt đẫm trên trán. Trám rụng . Con nai rừng chạy biến vào rừng sâu. Người đi săn luống cuống. Cái đèn ló lệch chúi xuống. Cây súng chúi xuống khi hai tay người đi săn buông ra.
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi.
Suối hỏi một câu, không ra chế giễu, không ra đùa:
- Về không à?
Người đi săn lội qua suối. Vầng trăng đã ngả xuống mái nhà khẽ nói : “Chúc ngủ ngon”.

Cởi súng và bao đạn treo lên nóc cột, người đi săn ngồi xuống trước bếp lửa. Đêm ấy, trong giấc mơ, anh thấy con nai ngơ ngác, hiền lành. Anh nói trong mơ: “Có bao giờ lại gặp con nai đáng yêu đến thế”…

4. Ý nghĩa của câu chuyện

Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên!.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội