Giải bài Tập đọc: Mặt trời mọc ở đằng...tây! Tiếng Việt 3 trang 53

17 lượt xem

Soạn bài tiếng Việt 3 tập 2, Giải bài Tập đọc: Mặt trời mọc ở đằng...tây! - trang 53 sgk. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài tập đọc này đều được KhoaHoc hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

1. Tóm tắt nội dung

Có một lần, thầy giáo yêu cầu học sinh trong lớp làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. Một học sinh nghĩ ra câu: "Mặt trời mới mọc ở đằng tây.." khiến cả lớp cười ồ lên vì quá vô lí. Thầy giáo bèn bảo Pu-skin chữa giúp bạn, cậu đọc luôn ba câu tiếp theo: " ...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

Thức dậy hay là ngủ nữa đây?"

Sau đó bài thơ vừa thú vị vừa ngộ nghĩnh này đã được đăng lên báo. Bạn bè trong lớp đều tự hào về Pu-skin.

2. Hướng dẫn làm bài

Câu 1: Trang 53 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí?

=> Hướng dẫn làm bài:

Câu thơ của cậu học sinh này là: "Mặt trời mới mọc ở đằng tây". Đây hiển nhiên là điều vô lí vì tất cả mọi người đều biết rằng mặt trời luôn luôn mọc ở hướng đông và lặn ở phía tây, và câu thơ này lại đi ngược lại chân lý đó.

Câu 2: Trang 53 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Pu-skin đã chữa giúp bạn như thế nào?

=> Hướng dẫn làm bài:

Pu-skin không sửa lại câu thơ của người bạn mà chỉ thêm vào phía sau ba câu tiếp: " ...Thiên hạ ngạc nhiên chuyện lạ này

Ngơ ngác nhìn nhau và tự hỏi:

Thức dậy hay là ngủ nữa đây?"

biến nó thành một bài thơ hợp lí và ngộ nghĩnh.

Câu 3:Trang 53 sgk Tiếng Việt 3 tập 2

Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin hợp lí?

=> Hướng dẫn làm bài:

Nếu câu thơ đầu tiên của người bạn nói về việc mặt trời mọc ở phía tây là vô lí thì Pu-skin đã thêm vào vế sau nói về việc mọi người ai cũng ngạc nhiên trước điều kì lạ đó, và băn khoăn khi mặt trời mọc ở hướng tây thì nên đi ngủ tiếp hay là thức dậy? Như vậy đó chỉ là tình huống hài hước và không có thật. Bài thơ do đó đã được sửa chữa vô cùng khéo léo khiến nó trở thành một bài thơ gây cười ngộ nghĩnh, đáng yêu.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội