Giải sinh 7 bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

10 lượt xem

Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt

I. Yêu cầu

  • Củng cố mở rộng bài học qua băng hình về đời sống và tập tính của chim bồ câu và những loài chim khác.
  • Biết cách ghi chép tóm tắt những nội dung đã xem trên băng hình.

II. Chuẩn bị

  • Học sinh ôn những bài của lớp chim
  • Băng hình về nội dung tập tinh của chim, máy chiếu.
  • Vở ghi chép nội dung xem băng.

III. Nội dung

1. Sự di chuyển

a, Bay và lượn

  • Kiểu bay đập cánh (chim sẻ, bồ câu,cú, quạ)
  • Kiểu bay lượn: lượn tĩnh không cần đập cánh nhiều (diều hâu, ưng), lượn động chim bay bằng cách lợi dụng sức gió (hải âu).

b, Những kiểu di chuyển khác

  • Leo trèo (gõ kiến, vẹt)
  • Đi và chạy (đà điểu), nhảy (chim sẻ)
  • Bơi và mối liên quan giữa đi, bơi và bay: Nhóm bay giỏi, ít bơi (dẽ); đi kém, bay giỏi, bơi giỏi, không lặn (vịt); đi kém, bay kém, bơi giỏi, lặn giỏi (cốc, le le).

2. Kiếm ăn

  • Xem băng hình giới thiệu các loài mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài có liên quan đến cấu tạo và tập tính của từng nhóm chim ăn tạp và ăn chuyên.

3. Sinh sản

  • Sự khác nhau giữ con trống và con mái ở nhiều loài chim thể hiện rõ nên có thể phân biệt được, những đặc điểm sai khác trống mái có thể là cố định hoặc tạm thời.

IV. Thu hoạch

1. Các hình thức di chuyển của chim

* Lớp chim có các hình thức di chuyển khá đa dạng, song có thể chia thành 3 hình thức chính:

  • Di chuyển bằng cách bay: có kiểu bay đập cánh (sẻ, bồ câu, cú, quạ) và bay lượn (hải âu, diều hâu, cắt,…)
  • Di chuyển bằng cách đi, chạy: đà điểu, nhóm gia cầm, chim cút, quốc,…
  • Di chuyển bằng cách bơi: chim cánh cụt.

Nhìn chung, các cách di chuyển của chim có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các loài trong lớp chim sử dụng linh hoạt các kiểu di chuyển trên ở những điều kiện nhất định.

2. Tập tính kiếm ăn và sinh sản của chim

  • Tập tính kiếm ăn của chim khá đa dạng:
    • Thời điểm hoạt động: loài kiếm ăn ban đêm (cú mèo, cú lợn, vạc,…), loài kiếm ăn ban ngày (phần lớn các loài chim).
    • Đặc điểm mồi: nhóm ăn tạp, nhóm ăn mồi sống, nhóm ăn xác chết, nhóm ăn hạt, nhóm ăn mật hoa, nhóm ăn quả…
  • Tập tính sinh sản của các loài chim khác nhau ở mỗi loài:
    • Tập tính giao hoan: khoe mẽ, đánh nhau giành bạn tình, làm tổ đợi con cái,…
    • Tập tính giao phối: mùa giao phối khác nhau.
    • Tập tính làm tổ, đẻ trứng: làm tổ dưới đất, làm tổ trên cây, đi đẻ nhờ ở tổ loài khác,…
    • Tập tính ấp trứng và nuôi con: chim bố mẹ thay nhau ấp trứng và cùng chăm sóc con non hoặc chỉ có con mái ấp trứng hoặc để loài khác “nuôi hộ” con non…

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội