Giải sinh 7 bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Mổ và quan sát giun đất Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Yêu cầu
- Nhận biết biết được loài giun khoang, có cơ thể dài trên 20cm, thân to bằng chiếc đũa, lưng sẫm có màu biếc tím. Loại này dễ mổ và dễ quan sát.
- Làm quen với cách mổ động vật không xương sống là bao giờ cũng mổ mặt lưng và gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước.
- Làm quen với cách dùng dao, kéo, kính lúp và thói quen quan sát, tìm tòi, tính kiên trì cũng như tinh thần hợp tác để buổi học thực hành đạt kết quả tốt.
II. Chuẩn bị
- Phải học kĩ bài học về giun đất, nắm vững cấu tạo ngoài, cấu tạo trong giun đất.
- Cần tìm loài giun khoang có kích thước lớn ở trong các vườn cây ăn quả, nhất là vườn chuối nơi có đất ẩm và tơi. Giun bò vào lọ, cho ít đất mùn, có thể giữ sống lâu vài ngày.
- Khay mổ, bộ đồ mổ, lúp tay, ghim găm, khăn lau
- Tranh cấu tạo ngoài và cấu tạo trong giun đất, tranh giun đốt nói chung.
III. Nội dung
1. Cấu tạo ngoài
a, Xử lí mẫu
- Rửa sạch đất ở cơ thể giun, làm giun chết trong hơi ete hay cồn loãng, sau đó để giun len khay mổ và quan sát.
b, Quan sát cấu tạo ngoài
- Các vòng tơ ở mỗi đốt
- Xác định mặt lưng, mặt bụng ở giun
- Tìm đai sinh dục bằng kính lúp ở đốt 14, 15 và 16 phần đầu giun.
- Ghi chú thích vào hình 16.1 A, B, C thay cho các số 1, 2, 3...
2. Cấu tạo trong
a, Cách mổ
- Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim.
- Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa thắt lưng về phía đuôi.
- Bước 3: Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
- Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
b, Quan sát cấu tạo trong
- Sau khi mổ xong sẽ thấy rõ hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục.
- Dùng kẹp và kéo gỡ bỏ ống tiêu hóa và cơ quan sinh dục ra sẽ thấy cơ quan thần kinh giun đất ngay dưới ruột.
- Dựa vào hính 16.3 A chú thích thay các con số trên hình 16.3 B, 16.3 C
IV. Thu hoạch
1. Cấu tạo ngoài của giun đất
Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
2. Chú thích vào ảnh
- Hình 16.1 A: 1. Miệng; 2. Đai sinh dục; 3. Hậu môn
- Hình 16.1 B: 1. Miệng; 2. Vòng tơ; 3. Lỗ sinh dục cái; 4. Đai sinh dục; 5. Lỗ sinh dục đực
- Hình 16.1 C. 1. Vòng tơ 2. Đốt
- Hình 16.3 B: 1. Miệng; 2. Hầu; 3. Thực quản; 4. Diều; 5. Dạ dày; 6. Ruột; 7. Ruột tịt
- Hình 16.3 C: 8. Hạch não; 9. Vòng thần kinh hầu; 10, 11. Hạch thần kinh
Xem thêm bài viết khác
- Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống
- Giải bài 35 sinh 7: Ếch đồng
- Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó
- Giải bài 43 sinh 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Giải bài 50 sinh 7: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- Giải sinh 7 bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh
- Nêu một số tập tính ở mực
- Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?
- Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay
- Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?
- San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
- Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính. Cho ví dụ