Giải sinh 8 bài 37: Thực hành Phân tích một khẩu phần cho trước
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước Sinh học lớp 8. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm vững các bước tiến hành lập khẩu phần.
- Dựa trên một khẩu phần mẫu trong bài, tính lượng calo cung cấp cho cơ thể, điền số liệu và bảng 37-3 để xác định mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Biết tự xây dựng một khẩu phần hợp lí cho bản thân.
II. Nội dung và cách tiến hành
Các bước lập khẩu phần cho một người:
- Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu 37 - 1 (sgk sinh học 8)
- Bước 2: Điền tên thực phẩm
- Xác định lượng thải bỏ A1 bằng cách tra bảng "Thành phần dinh dưỡng của một số loại thực phẩm" để biết tỉ lệ thải bỏ và thực hiện phép tính:
A1 = A x tỉ lệ % thải bỏ
- Xác định thực phẩm ăn được A2: A2 = A - A1
- Bước 3: Tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê trong bảng và điền vào cột thành phần dinh dưỡng, năng lượng, muối khoáng, vitamin
- Bước 4:
- Cộng các số liệu đã thống kê
- Đối chiếu với bảng "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam" từ đó có kế hoạch điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.
III. Thu hoạch
1. Trả lời các câu hỏi:
* Khẩu phần là gì?
Hướng dẫn:
- Khẩu phần là tiêu chuẩn ăn (nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết) trong một ngày đã được cụ thể hoá bằng các các loại thức ăn xác định với khối lượng (hoặc tỷ lệ) nhất định.
* Lập khẩu phần cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Hướng dẫn:
- Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:
- Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
- Đảm bảo cân đối các thành phần giá trị dinh dưỡng.
- Đảm bảo cung cấp năng lượng, vitamin, muối khoáng và nước cho cơ thể.
2. Lập bảng số liệu
3. Em dự kiến thay đổi khẩu phần như thế nào (về các thực phẩm và khối lượng từng loại) so với khẩu phần của bạn nữ sinh kể trên, cho phù hợp với bản thân.
Hướng dẫn:
Ví dụ: Khẩu phần ăn của 1 nam sinh lớp 8 mỗi ngày cần khoảng 2500 Kcal
- Buổi sáng:
- Mì sợi: 100g = 349Kcal
- Thịt ba chỉ: 50g = 130Kcal
- 1 cốc sữa: 20g = 66,6Kcal
- Buổi trưa:
- Gạo tẻ: 200g = 688Kcal
- Đậu phụ: 50g = 47,3Kcal
- Rau muống: 200g = 39Kcal
- Gan lợn: 100g = 116Kcal
- Cà chua: 10g = 1,9Kcal
- Đu đủ: 100g = 31 Kcal
- Buổi tối:
- Gạo tẻ: 150g = 516Kcal
- Thịt cá chép: 100g = 384Kcal
- Dưa cải muối: 100g = 9,5Kcal
- Rau cải bắp: 3g = 8,7Kcal
- Chuối tiêu: 60g = 194Kcal
Vậy tổng 2571 Kcal.
Xem thêm bài viết khác
- So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng 4:
- Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
- Giải bài 38 sinh 8: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?
- Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó
- Giải bài 57 sinh 8: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- Giải bài 54 sinh 8: Vệ sinh hệ thần kinh
- Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?
- Hô hấp ở người và thỏ có gì giống và khác nhau?
- Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì? Làm thế nào để tránh được?
- Giải bài 61 sinh 8: Cơ quan sinh dục nữ
- Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào