Giải TBĐ địa 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

18 lượt xem

Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 18. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.

Bài 1: Trang 18 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào nội dung trong SGK Địa lí 12 và các kiến thức đã học, em hãy đánh dấu X vào ô trống ý em cho là đúng nhất.

Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng vì có sự phân hóa:

Theo hướng Bắc NamTheo khu vực (theo miền)
Theo hướng Đông TâyTất cả các ý trên
Theo độ cao

Trả lời:

Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng vì có sự phân hóa:

Theo hướng Bắc NamTheo khu vực (theo miền)
Theo hướng Đông TâyXTất cả các ý trên
Theo độ cao

Bài 2: Trang 18 - sách TBĐ địa lí 12

Lựa chọn nội dung phù hợp, điền vào bảng dưới đây để nêu rõ:

  • Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Bắc Nam
  • Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Đông Tây

Trả lời:

  • Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Bắc Nam
Từ phía Bắc dãy Bạch Mã trở raTừ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào

Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 20- 250 c , có 2-3 tháng t0 < 18٥C
- Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn.

Cảnh quan:

- Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt, ôn đới, các loài thú có lông dầy như gấu, chồn…
- Vùng đồng bằng, mùa đông trồng được rau ôn đới.

Khí hậu:

- Thiên nhiên mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo gió mùa.
- Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm trên 25oC , có 2 mùa mưa và khô.
- Biên đô nhiệt trung bình năm nhỏ.

Cảnh quan:

- Tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa.
- Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới

  • Sự phân hóa thiên nhiên của nước ta theo hướng Đông Tây

Vùng đồi núi

Vùng đồng bằng và ven biển

Vùng biển và thềm lục địa

- Phân hóa phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

- Vùng núi Đông Bắc: cận nhiệt đới gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc: khí hậu ôn đới.

- Khi đông Trường Sơn mưa thì Tây Nguyên khô hạn và ngược lại.

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ: mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông; phong cảnh thiên nhiên trù phú..

- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp và sâu, địa hình bồi tụ,

- Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền.

- Thiên nhiên vùng biển nước ta đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa.Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.

Bài 3: Trang 19 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào bảng số liệu phần “Câu hỏi và bài tập” trang 50 trong SGK Địa lí 12, em hãy nhận xét chế độ nhiệt và chế độ mưa ở 2 địa điểm là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (chú ý đến vĩ độ của 2 địa điểm).

Trả lời:

Nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt và chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thứ nhất, chế độ nhiệt:

  • Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội () cao hơn TP.Hồ Chí Minh ($3,1^{0}C$).
  • Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn TP.Hồ Chí Minh ( so với $27,1^{0}C$). Hà Nội có 3 tháng (XII, I, II) có nhiệt độ dưới $20^{0}C$, trong đó có 2 tháng dưới $18^{0}C$ (tháng I, II).
  • TP.Hồ Chí Minh có nhiệt độ quanh năm cao và không có tháng nào nhiệt độ dưới .
  • Hà Nôi có 4 tháng (VI, VII, VIII, IX) có nhiệt độ cao hơn TP.Hồ Chí Minh.

Thứ hai, chế độ mưa:

  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa ít (mùa khô) từ tháng XI đến tháng VI. Ở các tháng XI, XII, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn, nhưng ở các tháng I, II, III, IV, TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa thấp hơn Hà Nội.
  • Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều (mùa mưa) từ tháng V đến tháng X. Lượng mưa trong các tháng này ở TP.Hồ Chí Minh hầu hết cao hơn Hà Nội (trừ tháng VIII).

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội