Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
19 lượt xem
Câu 5: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
Bài làm:
- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.
- Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm.
- Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can, như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng, gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, nhưng lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao (11000 mm/năm), trong khi đó lượng mưa (ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm).
- Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.
Xem thêm bài viết khác
- Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Tính chất nhiệt đổi ẩm gió mùa được thể hiện như thế nào trong các thành phần tự nhiên Việt Nam?
- Bài 27: Thực hành đọc bản đồ Việt Nam
- Bài 21: Con người và môi trường địa lí
- Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua, cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào?
- Vì sao rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á?
- Quan sát hình 21.2, 21.3, nêu những tác động của hoạt động công nghiệp tới môi trường tự nhiên.
- Dựa vào bảng 33.1 và cho biết mùa lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không và giải thích vì sao có sự khác biệt ấy.
- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?
- Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- Bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia