Giải tiếng việt 4 trang 129 bài tập đọc: Văn hay chữ tốt

33 lượt xem

Giải vở bài tập tiếng việt 4 tập 1, hướng dẫn giải chi tiết bài tập đọc: Văn hay chữ tốt tiếng việt 4 tập 1 trang 129. Thầy cô sẽ hướng dẫn cho các em cách giải các bài tập trong sgk tiếng việt 4 tập 1 chi tiết và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn.

I. Tìm hiểu chung bài học

Bố cục: 3 đoạn

  • Đoạn 1: Thuở đi học, Cao Bá Quát ... chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
  • Đoạn 2: Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng....... luyện viết sao cho đẹp.
  • Đoạn 3: Sáng sáng, ông cầm que ...... người văn hay chữ tốt.

Chú thích:

  • Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình
  • Huyện đường: Nơi làm việc của quan huyện trước đây.
  • Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.

Nội dung: Ca ngợi tính kiên kì, quyết tâm sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh, văn hay chữ tốt.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài học

Câu 1: Vì sao thưở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Trả lời:

Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông víêt rất hay.

Câu 2: Sự việc gì xẩy xa đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?

Trả lời:

Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nổi oan.

Câu 3: Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?

Trả lời:

Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.

Câu 4: Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện

Trả lời:

Mở bài: Thuở đi học …bị thầy cho điểm kém.

Thân bài: Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang…kiểu chữ khác nhau.

Kết bài: Kiên trì luyên tập…là người văn hay chữ tốt.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội