Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng - tiếng việt 4 tập 1 trang 12

  • 1 Đánh giá

Tiếng Việt 4 tập 1, Giải bài luyện từ và câu: Luyện tập về cấu tạo của tiếng - tiếng việt 4 tập 1 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

Câu 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau.

TiếngÂm đầuVầnThanh
hoàihoaihuyền

Trả lời:

TiếngÂm đầuVầnThanh
KhônKhônngang
NgoanNgoanngang
ĐốiĐôisắc
ĐápĐapsắc
NgườiNgươihuyền
NgoàiNgoaihuyền
Gahuyền
CùngCunghuyền
MộtMôtnặng
MẹMenặng
ChớChơsắc
HoàiHoaihuyền
ĐáĐasắc
NhauNhaungang

Câu 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên

Trả lời:

Hai tiếng ngoài – hoài bắt vần với nhau, giống nhau cùng có vần oai.

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Câu 3: Ghi lại từng tiếng bắt cặp với nhau trong khổ thơ sau. So sánh các tiếng ấy xem cặp nào có vần giống nhau hoàn toàn, cặp nào có vần giống nhau không hoàn toàn?

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Trả lời:

Cặp tiếng bắt vần với nhau : loắt – choắt, xinh – xinh, thoăn – thoắt, nghênh –nghênh.

Trong khổ thơ:

  • Cặp tiếng có vần giống nhau hoàn toàn : choắt – thoắt.
  • Cặp tiếng có vần không giống nhau hoàn toàn : xinh – nghênh.

Câu 4: Qua hai bài tập trên em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau ?

Trả lời:

Hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn.

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Câu 5: Giải câu đố sau:

Bớt đầu thì bé nhất nhà
Đầu đuôi bỏ hết thì ra béo tròn.
Để nguyên mình lại thon thon
Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường.
( Là chữ gì ?)

Trả lời:

  • Bớt đầu thì bé nhất nhà là "út"
  • Đầu đuôi bỏ hết thì ra béo tròn là "ú"
  • Để nguyên mình lại thon thon/Cùng cậu trò nhỏ lon ton tới trường "bút".

=> Vậy đó là chữ "bút".


  • 23 lượt xem