Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình
6. Giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê mình (trò đánh đu)
Bài làm:
Quê em có trò chơi đánh đu. Trò này được chơi trên một khoảnh đất rộng. Ở đó, sáu hay tám cây tre dài được chôn sâu đủ vững chắc để chịu được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ, vừa tay cầm được treo ở chính giữa. Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh thì đu càng lên cao từ bên nọ sang bên kia, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Ở nhiều nơi, người ta còn treo phần thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
Có nhiều loại hình thức và cách thức đánh đu, nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi hay còn gọi là đu tiên. Theo đó, từng cặp hai người sẽ lên so tài đánh đu sao cho đẹp mắt và nhún bay lên một tầm nhất định để được tán thưởng.
Trò chơi này ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, còn là dịp để trai gái giao lưu, gần gũi, tỏ tình với nhau nhất là những ngày hội làng và những dịp xuân về.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 5A: Làm người trùng thực, dũng cảm
- Giải bài 15C: Quan sát đồ vật
- Giải bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ
- Dựa vào câu chuyện Bàn chân kì diệu, em và một bạn (đóng vai người thân) để trao đổi về tính cách đáng khâm phục của anh Nguyễn Ngọc Ký.
- Giải bài 16C: Đồ chơi của em
- Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dưới đây như thế nào?
- Mỗi bạn chọn một trong ba sự việc trên, đọc lại đoạn thơ ứng với mỗi sự việc và kể lại sự việc đó.
- Người giàu nghị lực là người như thế nào? Nêu ví dụ về người được coi là giàu nghị lựcl
- Kể lại toàn bộ câu chuyện "Ba lưỡi rìu"
- Cây tre rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Hãy giới thiệu một số tư liệu về tre đã được chuẩn bị sẵn.
- Giải bài 10B: Ôn tập 2
- Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.