Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:
Câu 2: Trang 10 sgk Ngữ văn 6 – tập 2
Hãy đọc kĩ đoạn văn từ đầu bài đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi sau đó:
a) Ghi lại những chi tiết miêu tả, ngoại hình và hành động của Dế Mèn. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn?
b) Tìm những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách Dế Mèn trong đoạn văn. Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả.
c) Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này?
Bài làm:
a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
- Càng: Mẫm bóng
- Vuốt: cứng, nhọn hoắt
- Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
- Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…
- Răng: đen nhánh
- Râu: dài, cong.
- Những chi tiết miêu tả hành động:
- Đạp phanh phách
- Vũ lên phành phạch
- Nhai ngoàm ngoạm
- Trịnh trọng vuốt râu
- Đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)
- Cà khịa (với hàng xóm)
- Quát nạt (cào cào)
- Đá ghẹo (gọng vó)
=> Từ cách miêu tả hình dáng và hành động trên ta thấy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật muôi tả với những từ ngữ đặc sắc, đầy gợi tả bằng thủ pháp nhân hóa và so sánh sinh động.
Bên cạnh đó, tác giả còn biết trình tự miêu tả. Đó là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động. Ngoài ra, còn biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.
b) Những tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:
- Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóng
- Nhọn hoắt = nhọn như mũi giáo
- Ngắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũn
- Đen nhánh = rất đen, đen muột
- Hùng dũng = oai vệ, hùng hô
- Bóng mỡ= bóng nhẩy
- Bướng = cứng đầu
=>Qua những từ ngữ trên ta thấy cách dùng từ của tác giả rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn.
c) Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này:
Dế Mèn trong đoạn trích này là một chú dế vừa thể hiện tính dũng mãnh, vừa thể hiện sự kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài: Câu trần thuật đơn không có từ là
- Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: mắc lỗi
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn số 1
- Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
- Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha lúc em mắc lỗi
- Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
- Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?
- Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 Văn tả cảnh
- Soạn bài: Bánh chưng bánh giầy (Trang 9 11 SGK)
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk Điểm tốt