Kể tên một số truyện cười mà em biết. Kể lại một trong số những truyện cười đó
A. Hoạt động khởi động
1. Kể tên một số truyện cười mà em biết. Kể lại một trong số những truyện cười đó.
Bài làm:
Trả lời:
- Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh,...
- Kể lại chuyện cười trạng Quỳnh:
TRUYỆN TRẠNG QUỲNH
ĂN TRỘM MÈO CỦA CHÚA
Phủ Chúa có nuôi một con mèo tam thể quý lắm, xích bằng xích vàng và cho ăn toàn những đồ cao lương mỹ vị.Quỳnh vào chầu, trông thấy, liền tìm cách bắt trộm về, cất xích vàng đi buộc bằng xích sắt, nhốt lại. Đến bữa đợi cho con mèo thật đói, Quỳnh để hai cái đĩa, một đĩa cơm trộn thịt cá và một đĩa cơm trộn rau. Mèo nhà vua quen ăn miếng ngon chạy đến chỗ thịt cá chực ăn. Quỳnh cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. Mèo đói quá, phải ăn đĩa cơm rau. Dạy như vậy được một thời gian, mèo quen dần, không bao giờ dám gì ngoài rau nữa mới thả ra.
Chúa mất mèo, tiếc quá, cho người đi tìm, thấy nhà Quỳnh có một con mèo tam thể giống như hệt, nghi lắm, bắt Quỳnh mang mèo vào chầu. Chúa xem mèo, hỏi:
- Sao nó giống mèo của Trẫm thế? Hay khanh thấy mèo của Trẫm đẹp bắt về, nói cho thật!
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nghi cho hạ thần bắt trộm, thật là oan, xin bệ hạ đem ra thử thì biết.
- Thử thế nào? Nói cho Trẫm nghe.
- Muôn tâu bệ hạ, bệ hạ phú quý thì mèo ăn thịt ăn cá, còn hạ thần nghèo túng thì mèo ăn cơm trộn với đầu tôm, rau luộc. Bây giờ để hai bát cơm ấy, xem nó ăn bát nào thì biết ngay.
Chúa sai làm thử. Con mèo chạy thẳng đến bát cơm rau, ăn sạch. Quỳnh nói:
- Xin bệ hạ lượng cho, người ta phú qúy thì cao lương mỹ vị, bần tiện thì cơm hẩm rau dưa. Mèo cũng vậy, phải theo chủ.
Rồi lạy tạ, đem mèo về.
Xem thêm bài viết khác
- Nhiệm vụ: Vận dụng một trong hai cách giải nghĩa từ vừa học để giải thích ý nghĩa các từ dưới đây, sau đó sắp xếp theo thứ tự ABC:
- Viết một đoạn văn( khoảng 10 câu) giới thiệu về ngôi trường mà em đang theo học. Trong đoạn văn đó có sử dụng danh từ riêng
- Viết bài văn tự sự theo dàn ý mà em đã lập
- Muốn kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, em có cần phải lựa chọn ngôi kể thích hợp không? Vì sao
- Từ những câu chuyện trên, em hãy cho biết: Những người thông minh là những người như thế nào? Làm thế nào để trở thành người thông minh
- Em có nhận xét gì về cách giải đố của nhân vật ? Cách giải đố ấy lí thú ở chỗ nào?
- Soạn văn 6 VNEN bài 5: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Xem lại truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ( hoạt động tìm tòi mở rộng, bài 11) và cho biết: Trong truyện, những chi tiết nào dựa vào sự thật, những chi tiết nào được tưởng tượng ra
- Để thể hiện trí thông minh của em bé, tác giả dân gian đã dùng hình thức nghệ thuật nào trong các hình thức dưới đây?
- ìm các từ láy rồi viết vào vở:
- Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, tục ngữ,…có cách sắp xếp trật tự từ độc đáo.
- Các từ ngữ in đậm trong câu bỏ sung ý nghĩa cho những từ nào?