Kể tóm tắt truyện Cô bé bán diêm (đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8).
A. Hoạt động khởi động
1. Kể tóm tắt truyện Cô bé bán diêm (đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8).
- Chỉ ra trong câu chuyện những chi tiết của cuộc sống đời thường và những chi tiết mang màu sắc cổ tích.
- Dụng ý của tác giả khi xây dựng các chi tiết mang màu sắc cổ tích đó? Câu chuyện đã khơi gợi trong em những cảm xúc như thế nào?
Bài làm:
Tóm tắt câu chuyện Cô bé bán diêm:
Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé bán diêm có hoàn cảnh rất nghèo khó. Mẹ mất, bà đã qua đời, sống chui rúc ở một xó tối tăm, em luôn phải lắng nghe những tiếng chửi rủa của bố. Vào đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết phủ trắng xóa, em một mình đi bán diêm giữa đường phố vắng. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Cô bé đã ngồi và quẹt các que diêm lên và trước mắt cô lần lượt hiện lên cái lò sưởi, bàn ăn với một con ngỗng quay, cây thông Nô-en. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng, hai bà cháu bay vút lên cao về chầu thượng đế. Mỗi lần que diêm tắt, thực tế lại hiện ra trước mắt, lần lượt em nghĩ đến cha sẽ mắng vì không bán được diêm, phố xá vắng teo lạnh buốt tuyết rơi, gió bấc vi vu và những người khách qua đường vội vàng thờ ơ trước sự đáng thương của cô bé. Sáng hôm sau, cô bé đã chết trong đêm giao thừa.
Những chi tiết của cuộc sống đời thường và những chi tiết mang màu sắc cổ tích trong câu chuyện:
- Chi tiết của cuộc sống đời thường:
- Gia cảnh của cô bé bán diêm: Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tán...). Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
- Khung cảnh đêm giao thừa: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
- Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
- Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm.
- Những chi tiết mang màu sắc cổ tích của câu chuyện nằm ở những mộng tưởng mà cô bé thấy qua những lần quẹt diêm:
- Lần quẹt diêm đầu tiên: trước mắt em hiện lên chiếc lò sưởi đang” tỏa ra hơi nóng dịu dàng” để sưởi ấm cơ thể trong giá lạnh căm căm của mùa đông, tuyết trắng đang bao trùm.
- Lần thứ 2: Em có một bàn ăn thịnh soạn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
- Lần thứ 3: Em thấy có một cây thông trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ .
- Lần thứ 4 và 5: em đã thấy bà đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão. Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao.
Xây dựng những chi tiết mang màu sắc cổ tích ấy, tác giả thể hiện sự trân trọng, cảm thông và ngợi ca những giấc mơ bình dị và cả kì diệu của trẻ thơ. Đó là ước mơ được ăn ngon, được vui chơi, được sống trong tình thương gia đình. Qua đó, nhà văn nhắc nhở mọi người hãy san sẻ tình yêu thương đối với những đứa trẻ bất hạnh.
Câu chuyện đã khơi gợi trong ta sự thương cảm và tình thương sâu sắc đối với những đứa trẻ có cảnh ngộ bất hạnh trong cuộc sống.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính và tình đồng chí trong bài thơ.
- Mạch thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền từ lúc bắt đầu (hoàng hôn) đến khi đánh bắt cá (đêm xuống) và trở về (bình minh). Em hãy dựa trên trình tự ấy tìm bố cục bài thơ.
- Bằng hiểu biết của mình sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà, hãy giải thích lí do vì sao bé Thu vi phạm phương châm hội thoại trong đoạn trích trên.
- Luyện tập viết bài văn thuyết minh
- Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện.
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
- Em hãy viết lại đoạn truyện kể lại cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của một nhân vật khác (ông Sáu hoặc bé Thu).
- Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào?
- Phương châm quan hệ
- Soạn văn 9 VNEN bài 17: Những đứa trẻ
- Soạn văn 9 VNEN bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Những nội dung sau nói về sự phát triển của từ vựng. Chọn các phương án đúng