Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện.
b. Hoàn thành bảng sau (vào vở) để thấy được diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến lúc kết thúc truyện
Hành động | Lời nói | Tâm trạng | |
Trước khi nghe tin xấu về làng | |||
Khi nghe tin làng theo Tây - Ban đầu - Những ngày sau đó - Khi nói chuyện với con | |||
Khi nghe tin cải chính |
Bài làm:
Hành động | Lời nói | Tâm trạng | |
Trước khi nghe tin xấu về làng | Ông lão nhớ làng da diết, muốn trở về làng, cùng anh em trong làng tham gia kháng chiến. Ông mong trời nắng cho Tây nó chết. Ông luôn quan tâm đến tình hình chiến sự, đến các tin chiến thắng của quân ta. | Ông Hai lúc này đang trong tâm trạng vô cùng vui sướng, náo nức, vui mừng và tự hào trước thành quả cách mạng của quân ta: “"ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá". | |
Khi nghe tin làng theo Tây Ban đầu Những ngày sau đó Khi nói chuyện với con | Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rảnh rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên” làm ông không thể không tin. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt mà đi”. Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra” | Liệu có thật không hả bác, hay chỉ lại… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư…”. | Ông Hai sững sờ, bàng hoàng, xấu hổ, uất ức : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Đau đớn, tủi hổ vì cái tin ấy Đau đớn, tê tái |
Suốt mấy ngày ông không dám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. Ông chỉ quanh quẩn ở nhà và nghe ngóng tình hình bên ngoài. “Một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam – nhông… là ông lủi ra một nhà, nín thít. Thôi lại chuyện ấy rồi!” Ông băn khoăn không biết có nên tin hay không vì ở làng ông “ họ toàn là những người có tinh thần cả mà …”. Song chứng cứ như vậy thì sai làm sao được nên ông phải tin. Mụ chủ nhà biết chuyện và có ý đuổi khéo gia đình ông đi Ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng ngay lập tức ông đã gạt phắt ý nghĩ đấy đi. | “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” | Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cũng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc. Ông bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai của mình và gia đình. | |
Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ ngây thơ. | “Húc kia,. Thầy hỏi con nhé, con là con ai?” Thế nhà con ở đâu ? Thế con có thích về làng chợ Dầu không ? Thế con ủng hộ ai ? Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ ? | Trong tâm trạng đầy đau khổ và bế tắc, những lời trò chuyện giúp ông vợi bớt đi nỗi dằn vặt về quyết định của mình. | |
Khi nghe tin cải chính | Ông “bô bô” khoe với mọi người về cái tin làng ông bị “đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. | Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính…cải chính cái tin làng Chợ Dầu em Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn sai sự mục đích cả ! | Vui mừng, phấn khỏi và hạnh phúc tột cùng. |
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm lại một đoạn văn hoặc bài văn tự sự sử dụng hiệu quả yếu tố miêu tả nội tâm. Ghia lại những nhận xét của em về cái hay của đoạn văn/ bài văn đó.
- Hoàn thiện bảng sau vào vở:
- Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán ( trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:
- Kể tóm tắt nội dung Truyện Kiều và nêu những giá trị nổi bật của tác phẩm.
- Điều gì khiến nhân vật trữ tình giật mình nhận ra sự thay đổi của mình?
- So sánh những nét chung và riêng trong việc thể hiện hình tượng người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và bài thơ về tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật
- Nhận xét về ngôn ngữ và cách kể chuyện của Nguyễn Đình Chiểu qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Hãy lựa chọn những phương án nêu đúng giá trị nghệ thuật nổi bật của văn bản ( ghi vào vở)
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?
- Tình đồng chí của hai người lính có quá trình hình thành như thế nào?
- Trong 3 câu cuối, người lính hiện lên ở hoàn cảnh như thế nào?
- Vận dụng một số kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những đoạn trích sau: