Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Chàng Kim từ lại thư song
…
Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi
a.Hãy cho biết tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều là gì? Tâm trạng ấy được thể hiện như thế nào?
b. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn từ hình ảnh trong đoạn trích (đặc điểm tác dụng)
Bài làm:
a. Tâm trạng của Kim Trọng sau khi gặp Kiều chính là sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi.
Tâm trạng ấy được Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Muốn cho yên nỗi nhớ, nhưng nỗi sầu lại cứ sinh sôi, nảy nở, sầu đong càng lắc càng đầy. Thông thường, đong thóc gạo, khi ta lắc, thóc gạo vơi đi. Nhưng Kim Trọng đem sầu mà đong, mà lắc, tức cứ động đến, nỗi sầu ấy cứ dâng trào lên, cứ nhức nhối đau buồn. Chuyện nỗi sầu là hiện tượng tình cảm. Nó vô hình, Nguyễn Du đã vật chất hóa, cụ thể hóa một hiện tượng trừu tượng khiến người đọc như trông thấy, sờ nắn được nỗi buồn ấy. Cứ như vậy, ý này dồn lên ý khác, nối tiếp, dập dồn y như chàng Kim không nằm yên trong giấc ngủ, cứ trở mình trằn trọc, nghĩ suy.
b. Thông qua cách sử dụng ngôn từ chọn lọc, Nguyễn du mượn cảnh để thể hiện tâm tình nỗi tương tư, mong nhớ của Trọng. Với tư cách của một chàng trai, sự say mê tưởng nhớ không mơ hồ mà mắt đã nhìn về một hướng, lòng đã thổn thức nỗi cầu mong được gặp mặt. Nguyễn Du đã tả nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm. Đấy cũng chỉ là một đặc điểm của chuyện Kim Trọng tương tư. Còn đây, một đặc điểm thứ hai, đặc điểm nổi trội: ấy là sự tương tư dữ dội, dồn dập nhiều chiều, nhiều bình diện:" Sầu đong càng lắc càng đầy" thể hiện nỗi nhớ đong đầy không hề phôi phai của Trọng.
Xem thêm bài viết khác
- Nêu tác dụng của các yếu tố nghị luận trong đoạn văn.
- Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
- Theo em, đặc sắc về nghệ thuật trong 8 câu thơ cuối là gì? Hãy sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để khẳng định quan điểm của em.
- Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
- Tìm hiểu và phân tích diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu trong lần gặp cha, khi ông Sáu được về phép. Qua đó hãy nhận xét về tính cách nhân vật bé Thu và nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả.
- Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi
- Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ các khái niệm dưới đây? Chỉ ra nguồn gốc của các từ này.
- Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ Cảnh ngày xuân
- Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
- Truyện Cố hương có nhiều nhân vật. Đó là những nhân vật nào?
- Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng có mối quan hệ như thế nào?