Lập dàn ý cho đề bài: Loài cây em yêu
4 lượt xem
6. Lập dàn ý cho đề bài: Loài cây em yêu
Bài làm:
a. Mở bài:
Một loài cây lưu trữ biết bao kí ức hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò ngoài cây phượng thì đó chính là cây bàng.
b. Thân bài:
Đặc điểm của cây
- Thân cây bàng sừng sững, vươn cao như người lính trì dũng cảm, mặc cho mưa gió, bão bùng
- Tán bàng xòe rộng, xếp thành từng tầng như một chiếc ô khổng lồ, xanh đậm; nắng xuyên qua tán lá tạo thành những bông hoa tròn xoe, lốm đốm dưới mặt đường
- Hoa bàng nhỏ li ti, màu trắng sữa, mọc thành từng chùm nổi bật trên nền xanh của lá, mang một mùi thơm thoang thoảng mỗi ngày hè
- Quả bàng chính lủng lẳng trên cành cao, màu vàng đậm như nắng với mùi thơm ngọt, rất ngon và bùi
Cây bàng trong cuộc sống của con người
- Là cây bóng mát, tán lá che rợp góc trời, khiến người ta dễ chịu hơn trước cái nóng oi ả của trời hè
- Thân bàng ngăn bão gió, lá bàng cung cấp thêm oxi và giữ lại bụi bặm của khói bụi, xe cộ khiến cho thành phố sạch và trong lành hơn.
- Vỏ, thân, lá, búp và quả bàng là những vị thuốc trong đông y, có thể dùng để chữa bệnh: cảm sốt, tiêu chảy, sâu răng, nhiệt miệng,...
Cây bàng trong cuộc sống của em
- Gắn liền với những năm tháng học trò hồn nhiên, vui tươi: buổi học thêm, lao động dưới sân trường, ngồi tụ họp dưới gốc bàng trò chuyện
- Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ cùng lũ bạn: trưa đi trèo cây hái quả bàng, hái lá bàng chơi đồ hàng...
c. Kết bài
- Bàng đã trở thành một người bạn thân thiết của chúng tôi.
- Một người mà tôi tin tưởng để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, những kỉ niệm tươi đẹp nhất tuổi học trò
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 12: Rằm tháng giêng
- Hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương, đất nước mà em biết
- Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng
- Dựa vào đoạn văn dưới đây, em hãy giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảnh Khuya bằng hai câu.
- So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau
- Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua những tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.
- Dựa vào dàn bài đã lập, viết đoạn mở bài và kết bài của bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
- Theo em, văn bản Rùa và Thỏ có đảm bảo tính mạch lạc không? Vì sao?
- Sưu tầm một đoạn thơ/ đoạn văn viết về mùa xuân. Ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ/ đoạn văn đó.
- Hãy giải thích câu đố sau: Con gì càng to càng nhỏ, Bệnh gì bác sĩ phải bó tay
- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?....
- Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi :