Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau
4 lượt xem
Câu 2: Trang 126 - sgk Sinh học 7
Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi.
Bài làm:
- Hoạt động bò của thằn lằn:
- Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.
- Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.
- Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước .
- Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.
Xem thêm bài viết khác
- San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?
- Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?
- So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn
- Cơ thể giun đất có màu phớt hồng, tại sao?
- Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.
- Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
- Giải bài 44 sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
- Giải sinh 7 bài 3: Thực hành Quan sát một số động vật nguyên sinh
- Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về: tập tính và về môi trường sống?
- Ở nước ta, qua điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao?
- Tại sao cá voi được xếp vào lớp thú