Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Lịch sử 4

935 lượt xem

Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi chi tiết, dễ hiểu, giúp các em nắm bài tốt hơn. Ngoài việc hướng dẫn trả lời câu hỏi còn thêm kiến thức mở rộng để các em tham khảo. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em xem nhé

Câu 1: Trang 66 - sgk lịch sử 4

Câu hỏi: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn là:

  • Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ.
  • Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là vua Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

1. Nhà nguyễn thành lập năm nào?

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam do các hoàng đế họ Nguyễn thuộc dòng Nguyễn Phúc lập ra. Tổ tiên của các vị vua nhà Nguyễn là chúa Nguyễn từ thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) chính là hoàng đế đầu tiên của dòng họ Nguyễn, ông tự xưng đế vào năm 1802.

Nguyễn Phúc Ánh chính là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát – vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ lật đổ năm 1977, ông chạy trốn và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn. Nguyễn Ánh đã cầu viện sự trợ giúp của quân Pháp, quân Thanh khiến cho Tây Sơn suy yếu.

Sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, Nguyễn Ánh đã giữ vững Nam Hà và đến năm 1802 đánh bại hoàn toàn Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập nên triều đại nhà Nguyễn với tên nước là Việt Nam, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.

2. Nhà nguyễn thành lập trong hoàn cảnh nào?

Đây là một bối cảnh rất đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều những biến cố trong khoảng thời gian tồn tại. Nguyễn Ánh sau khi chạy trốn trong cuộc chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh đã nằm gai nếm mật trong vòng 25 năm nuôi chí lớn trả thù quân Tây Sơn, đánh bại nghĩa quân Tây Sơn.

Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống là hai vị vua duy nhất cầu viện tới sự giúp đỡ của ngoại bang để lật đổ triều đại, chiếm lấy ngai vàng, trị vì đất nước. Bởi vậy, trong lịch sử cũng có nhiều ý kiến tỏ sự không đồng tình với hành động này của vua Nguyễn Ánh.

Trên thế giới, đầu thế kỷ XIX là thời điểm tư bản đang phát triển rực rỡ với những thể chế chính trị mang tính chất dân chủ hơn. Còn ở Việt Nam, nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ra đời. Đây chính là vương triều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam. Kết thúc ở đời vua Bảo Đại năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố trong khoảng thời gian tồn tại, mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang, làm mất nước vào tay Pháp quốc và cũng có nhiều công lao trong việc thống nhất đất nước mở mang lãnh thổ, phát triển kinh tế. Nên khi nhìn nhận về triều đại này cần những đánh giá công tâm, khách quan vai trò của nó trong lịch sử nước Việt.

Triều Nguyễn được coi là trải qua hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn thứ nhất (1802-1858) là giai đoạn độc lập, các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước, trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

- Giai đoạn thứ hai, (1858-1945) là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.

3. Chính sách thống trị của nhà Nguyễn

- Vua là người trực tiếp điều hàng các công việc từ trung ương đến địa phương

- Tổ chức quân đội ở triều Nguyễn gồm nhiều thứ quân, cụ thể là bộ binh, thủy binh, tượng binh…

- Ở triều Nguyễn được ban hành bộ luật Gia Long bảo vệ tuyệt đối quyền lực của nhà vua.

- Các vua ở triều Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu và bỏ chức tể tướng.

- Vua Nguyễn tự mình trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

4. Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn

Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân điển hình như bộ binh, thủy binh hay tượng binh…).

- Nhà Nguyễn cho xây dựng thành trì vững chắc.

- Cho xây dựng các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam đất nước.

5. Những quan điểm về nhà Nguyễn thành lập

- Nhà nguyễn thành lập là kết quả của cuộc đấu tranh tranh giành ngôi vị một cách kiên trì, bền bỉ của những người con thuộc dòng họ Nguyễn Phúc. Trước khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đất nước ta chia thành hai miền Nam- Bắc gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ở Đàng Ngoài có vua Lê chúa Trịnh thống lĩnh, ở Đàng Trong có chúa Nguyễn cai trị.

- Cuộc đấu tranh bắt đầu khi khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Cả gia tộc chúa Nguyễn phải bỏ mạng, duy chỉ có một người hậu duệ mới 15 tuổi sống sót, chạy ra đảo Thổ Chu năm 1777. Đó chính là Nguyễn Phúc Ánh.

- Nguyễn Ánh nhiều lần tập hợp lực lượng quân Tây Sơn nhưng đều thất bại. Năm 1792, vua Quang Trung đột nhiên băng hà. Quang Toản nhỏ dại lên nối ngôi. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã kết hợp với các sĩ phu Bắc Hà, cựu thần nhà Lê là Lê Tôn Lê Duy Cận tấn công Tây Sơn lần nữa. Tuy lần tấn công này thất bại nhưng cũng làm cho nghĩa quân Tây Sơn bị suy yếu, triều chính Tây Sơn bị nhũng loạn bởi bàn tay Thái sư Bùi Đắc Tuyên, nội bộ Tây Sơn cũng rơi vào lục đục, “nồi da xáo thịt”.

- Nhân tình hình này, Nguyễn Ánh liên tiếp mở các cuộc phản công. Đầu năm 1802, Trần Quang Diệu hạ được thành Quy Nhơn. Tướng Võ Tánh của chúa Nguyễn tự vẫn để xin tha mạng cho lính tráng. Trần Quang Diệu đồng ý, rồi bỏ thành Quy Nhơn; cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An, bị quân Nguyễn bắt sống. Bà Bùi Thị Xuân, vợ Trần Quang Diệu giải cứu không được, cũng bị bắt và áp giải.

- Cũng trong năm này, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, chính thức khôi phục quyền lực dòng họ, thống nhất đất nước sau nhiều thập kỉ chia cắt. Ông lấy niên hiệu là Gia Long, “Gia” trong Gia Định, “Long” trong Thăng Long, chính thức bắt đầu lịch sử nhà Nguyễn thành lập.

- Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố trong khoảng thời gian tồn tại, mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang để xây dựng lịch sử nhà nguyễn thành lập và duy trì thống trị đất nước; làm mất nước vào tay Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận một cách công tâm về những giá trị mà nhà Nguyễn đã gây dựng, đặc biệt là việc mở mang bờ cõi, lãnh thổ quốc gia.

Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán lớp 4, Tiếng Việt lớp 4... đều có tại tài liệu học tập lớp 4 này nhé

Chủ đề liên quan
Mới nhất trong tuần
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội