Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên
Bài tập 2: Trang 53 sgk ngữ văn 8 tập 2
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a, Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa.
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
b, Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như cả mùa thu vào lòng vào dạ.
(Băng Sơn, Qủa thơm)
c, Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai chẳng có một lần nghển cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sâu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
(Tạ Việt Anh, Cây sấu Hà Nội)
- Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
- Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn không giống nhau không.
Bài làm:
- Tất cả 3 câu trong a, b, c đều là câu phủ định, vì đều có những từ phủ định như không (trong a và b), chẳng (trong c). Nhưng những câu phủ định này có điểm đặc biệt là có một từ phủ định kết hợp với mọi từ phủ định khác (như trong a: không phải là không) hay kết hợp với một từ nghi vấn (như trong c: ai chẳng), hoặc kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định (như trong b: không ai không). Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định, chứ không phải phủ định.
- Đặt câu không có từ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên:
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song nó vẫn có ý nghĩa.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong Tết Trung thu, ăn nó như ăn cỏ mùa thu vào lòng vào dạ.
- Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có một lần nghến cổ nhìn lên tán lá cao vút mà ngắm nghía một cách ước ao chùm sấu non xanh hay thích thú chia nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.
- So với những câu khẳng định mới đặt, những câu phủ định có thêm từ phủ định đi kèm như câu cũ có tính chất nhấn mạnh ý hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ
- Hãy nêu hai tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản tường trình (không lặp lại tình huống đã có trong sách giáo khoa).
- Nội dung chính bài: Hội thoại ( tiếp theo)
- Soạn văn 8 bài: Ôn tập phần tập làm văn trang 151 sgk
- Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn mục đích bộc lộ cảm xúc chủ đề thiên nhiên
- Viết một đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “ Giới thiệu trường em”
- Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa?" "Cậu đọc sách đấy à?", "Em đi đâu đấy?" không nhằm để hỏi
- Viết đoạn văn chứng minh tác phẩm Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
- Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại
- Viết đoạn văn có câu nghi vấn nhằm mục đích cầu khiến chủ đề bạn bè
- Xác định ba câu sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì. Hãy nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa của những câu này