Viết đoạn văn chứng minh tác phẩm Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
Câu 2: Viết đoạn văn chứng minh tác phẩm Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc
Bài làm:
Nước Đại Việt ta là áng văn không chỉ thuyết phục người đọc bởi lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phuc, đó còn là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Đó là lòng tự hào về đất nước luôn coi lợi ích và hạnh phúc của nhân dân là gốc. Nguyễn Trãi còn thể hiện quan niệm mới mẻ về chủ quyền dân tộc,đó không chỉ là chủ quyền lãnh thổ mà còn được khẳng định bởi nền văn hiến lâu đời và những phong tục tập quán văn hóa đặc trưng của dân tộc. Đấy là hồn thiêng sông núi, là cốt cách con người Việt được dựng xây và hun đúc qua ngàn đời mà không dân tộc nào có được. Nền văn hiến ấy cũng chính là sức mạnh tinh thần đã gắn kết cả dân tộc thành một khối thống nhất vững chắc để đương đầu với bao kẻ thù xâm lược. Lòng tự hào ấy còn được thể hiện qua những chiến công lừng lẫy, vang dội non sông. Những chiến thắng ấy thể hiện tài trí mưu lược của các bậc anh hùng hào kiệt và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước vận mệnh dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
- Hãy tìm những chi tiết trong bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khác vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
- Nội dung chính bài Ông đồ
- Viết đoạn văn về kết quả sự hi sinh của những người dân các nước thuộc địa được Hồ Chí Minh nhắc đến qua văn bản Thuế máu
- Soạn văn 8 bài: Ông Guốc Đanh mặc lễ phục trang 118 sgk
- Nội dung chính bài: Hội thoại ( tiếp theo)
- Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
- Từ bài thơ ông đồ, hãy viết bài văn miêu tả ông đồ trong cảnh ngày xuân cho chữ
- Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào
- Căn cứ vào các chỉ dẫn, cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vât tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh.
- Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm
- Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình