Những câu sau đây có phải câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì
Bài tập 4: Trang 47 sgk ngữ văn 8 tập 2
Những câu sau đây có phải câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
a, Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
(Thạch Sanh)
b, Tuy thế, nó vấn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cũng đi nhận giải".
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
Bài làm:
- Các câu được dẫn ở trên đều là câu trần thuật.
- Các câu này dùng để:
- Câu a: dùng với mục đích cầu khiến. Lý Thông kể lại sự việc năm nay đến lượt hắn canh miếu thần nhưng vì đang nấu dở mẻ rượu, nếu không trông cẩn thận có thể hỏng mất, vì thế hắn không đi trông miếu được. Hắn muốn nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, nhưng thực chất là muốn để Thạch Sanh đi thế mạng, làm vật tế và chết thay hắn.
- Câu b: phần trước dấu hai chấm dùng để kể, phần sau dấu hai chấm dùng với mục đích cầu khiến. Mèo muốn anh trai tới nhận giải cùng mình và quan trọng hơn là muốn anh nhìn thấy bức tranh mình vẽ, coi nó như một món quà bất ngờ tặng cho anh trai của mình.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Soạn Văn 8: Thiên đô chiếu
- Nội dung chính bài: Hội thoại
- Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Soạn văn 8 bài: Bàn luận về phép học (Luận học pháp) trang 76 sgk
- Bài thơ hay ở những điểm nào?
- Soạn 8 văn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu trang 110 sgk
- Đề 1 bài tập làm văn số 6 Ngữ văn 8: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô...
- Đề 3 bài tập làm văn số 6 ngữ văn 8: Macxim Gorki nói....
- Viết đoạn văn giới thiệu về Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô
- So sánh hình tượng người tù cách mạng qua hai bài thơ Ngắm Trăng và Khi con tu hú
- Nội dung chính bài Bàn luận về phép học