Nội dung chính bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
3 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Bố cục bài văn nghị luận có ba phần :
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài, triển khai luận điểm, luận cứ.
- Kết bài : Khẳng định lại vấn đề
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát).
- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ).
- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
Về lập luận :
- Sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.
- Lập luận chặt chẽ với mục đích làm sáng rõ luận điểm.
Về luận điểm:
- Xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
VD: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có bố cục ba phần:
1. Mở bài: nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
2. Thân bài: cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại
3. Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày: Bổn phận chúng ta ngày nay trong việc phát huy tinh thần yêu nước.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung và nghệ thuật văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Em hãy đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào người ta sẽ phải viết văn bản hành chính? Tên mỗi loại văn bản tương ứng với mỗi trường hợp đó là gì?
- Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó
- Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn
- Soạn văn bài: Tục ngữ về con người và xã hội
- Soạn văn 7 tập 2 bài Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ý nghĩa văn chương
- Theo em, ví thử truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phạn Bội Châu dừng lại ở câu: “...chỉ là vì Phạn Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiếu Phan Bội Châu” thì có được không?
- Soạn văn 7 bài: Văn bản đề nghị Trang 127 sgk
- Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?
- Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng