Nội dung chính bài: Câu đặc biệt
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Câu đặc biệt". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Câu đặc biệt thường dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn:
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp.
- Câu rút gọn là câu mà các phần khác được bỏ đi thì hai phần chính là chủ và vị cũng được bỏ đi một phần.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Câu đặc biệt là?
- Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Hay nói cách khác nó là kiểu không theo bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào.
Ví dụ 1: Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
Hai câu in đậm trên không có thành phần chủ ngữ, vị ngữ nên nó là câu đặc biệt.
2. Tác dụng của câu đặc biệt
Tác dụng phải kể đến của câu đặc biệt như:
+) Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
- Ví dụ: Một đêm mưa. Tôi lên cơn sốt người nóng hầm hập.
- “Một đêm mưa” là câu đặc biệt xác định thời gian.
+) Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
- Ví dụ: “Lạy trời! Điểm của nó vừa đủ để xét tốt nghiệp.”
- “Lạy trời” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc của người nói: cảm xúc vui mừng khi được xét tốt nghiệp
+) Chức năng để gọi đáp.
- Ví dụ: “Nam ơi! Nam à! Nó kêu lên khi thấy bóng lưng giống bạn thân của nó.”
- “Nam ơi! Nam à!” là câu đặc biệt có chức năng gọi – đáp.
+) Dùng liệt kê hoặc thông báo của sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ: “Buổi sớm trên sân trường thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng tiếng trống trường.”
- “Tiếng chim. Tiếng trống trường” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê các âm thanh buổi sáng sớm trên sân trường.
Câu đặc biệt có nhiều chức năng và sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Rất nhiều bạn nhầm lẫn câu đặc biệt và câu rút gọn, làm thế nào để phân biệt chúng với nhau, chúng tôi sẽ có phần phân loại bên dưới, các em đón xem.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Rút gọn câu
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cớ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào
- Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong.
- Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận
- Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập 2
- Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy
- Trước khi đọc bài văn này, em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết
- Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
- Tìm 5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn
- Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
- Nội dung chính bài: Ôn tập văn nghị luận