Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị
Câu 2: Trang 65 sgk ngữ văn 7 tập 2
Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.
a) Thầy giáo phê bình em.
b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.
c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.
Bài làm:
Câu a:
- Em được thầy giáo phê bình.
- Em bị thầy giáo phê bình.
Câu b:
- Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi.
- Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi.
Câu c:
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
Câu bị động có từ được khác với câu bị động có từ bị ở sắc thái biểu đạt: câu bị động có từ được mang hàm ý đánh giá tích cực, câu bị động có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn” Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn văn 7 tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nội dung chính bài Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Viết đoạn văn giải thích cách hiểu của em qua câu tục ngữ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
- Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói
- Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó
- Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung: nghĩa của câu, khả năng áp dụng, giá trị kinh nghiệm
- Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì
- Soạn văn bài: Tục ngữ về con người và xã hội