Nội dung chính bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
- Tác phẩm: Đoạn trích từ chương II, phần 2 của công trình trên
2. Phân tích tác phẩm
a. Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông – ten và Buy - Phông
* Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-Phông:
- Nhận xét chung về loại cừu là loại đvật như bao loài khác với bản tính cơ bản: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện.
- Nhà khoa học không nói đến tình mẫu tử thiêng liêng->không có tình cảm chủ quan.
* Dưới con mắt của LaPhông-ten:
- Hình ảnh về một con cừu cụ thể, được nhân hoá như 1 chú bé ngây thơ, đáng thương yếu ớt, bé hết sức tội nghiệp, biết lí lẽ bảo vệ chân lí.
- Có tình cảm mẫu tử thân thương, biết cảm thông, xót thương...
b. Hình tượng chó sói dưới cái nhìn của nhà thơ La Phông –ten và nhà khoa học Buy – Phông
* Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-Phông:
- Không có tình đồng loại.
- Là tên bạo chúa khát máu đáng ghét, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng.
→ sống gây hoạ, chết vô dụng.
→ Bi kịch về sự độc ác.
⇒ Cách viết khách quan chính xác theo quan điểm khoa học về loài vật
* Dưới con mắt của LaPhông-ten:
- Nhà thơ nói về một con sói cụ thể : một con sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi; tên bạo chúa khát máu,trộm cướp khốn khổ,bất hạnh,vô lại,luôn bị ăn đòn.
- Chó sói có cá tính phức tạp: độc ác mà khổ sở, bất hạnh, trộm cắp, hay mắc mưu. Vì vụng về ngu dốt nên luôn đói meo, vì đói nên hoá rồ, gã vô lại luôn đói dài, luôn bị ăn đòn
- Hài kịch về sự ngu dốt.
→ Sói hiện lên vừa đáng ghét vừa đáng thương.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Hình tượng con cừu dưới ngòi bút của La Phông – ten và Buy - Phông
Dưới ngòi bút của Buy-Phông:
- Buy-phông trong công trình khoa học của mình, ông đã mô tả và chỉ ra những đặc tính tự nhiên của con cừu như ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, co cụm lại với nhau, sợ sệt và đần độn. Chỉ biết đứng nguyên trong mưa hay trên tuyết. Chỉ biết làm theo con đầu đàn; nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hay bị chó xua đi.
Dưới ngòi bút của La Phông-ten thì hoàn toàn khác:
- Ông chỉ ra đời sống tâm hồn của con cừu. Con cừu rất "thân thương và tốt bụng”. Nghe tiếng cừu con kêu thì cừu mẹ liền chạy tới, nó có thể nhận ra con mình trong đàn cừu, nó đứng yên trên miền đất lạnh và bùn lầy cho con bú xong, với vẻ nhẫn nhục, mắt nhìn lơ đãng. Có thể nói, hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten còn ngụ ý về tình mẫu tử và đức hy sinh của người mẹ trong cuộc đời. Đúng như Hi-pô-lít Ten đã nói: "La Phông-ten đã động lòng thương cảm với bao nỗi buồn rầu và tốt bụng như thế...”
2. Hình tượng chó sói dưới cái nhìn của nhà thơ La Phông –ten và nhà khoa học Buy – Phông
* Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-Phông:
- Buy-phông đã nói lên bản năng của chó sói, một thú dữ, hoang dã. Chúng chỉ biết kết bầy lúc săn mồi, sống đơn lẻ chúng không thích tụ tập bầy đàn, khi ta thấy chúng tụ tập thì chắc chắn là một cuộc chinh chiến ồn ào ầm ĩ, tiếng kêu hú vang trời, chúng tấn công con mồi lớn như: Con hươu, con bò, con nai,… Khi kết thúc cuộc rượt đuổi con mồi chúng quay về với cuộc sống “lặng lẽ và cô đơn”. Loài sói với bản tính lấm lét, hoang dã, rùng rợn, hôi hám, hư hỏng,… “cái gì cũng làm ta khó chịu”. Theo Buy-phông, chó sói quả là loài vật đáng ghét “lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng”.
* Dưới con mắt của LaPhông-ten:
- Với sự nhạy cảm và sâu sắc của mình La-phông-ten đã khám phá ra một khía cạnh khác của loài sói “khốn khổ và bất hạnh”. Tuy là một tên trộm cướp nhưng cũng đáng thương chẳng kém, luôn mang bộ mặt “lấm lét”, “lo lắng” chúng sợ hãi khi bị truy đuổi. Với ông loài sói hung ác chẳng qua cũng chỉ là “gã vô lại” luôn luôn bị đói khát và bị “ăn đòn”. Con sói của La-phông-ten xảo quyệt và gian manh nó dùng lời lẽ dối trá để đưa cừu con vào tròng nhưng “tính cách thì phức tạp”, dưới ngòi tâm hồn nhạy cảm và thấu hiểu của người nghệ sĩ loài sói đáng sợ nhưng cũng đángthương. Tuy độc ác đấy nhưng sói lại vụng về và chẳng có tài chí gì, chúng luôn bị mắc mưu, đói meo và hoá rồ.
3. Tổng kết
- Nội dung: Sáng tác nghệ thuật là sự sáng tạo mang đậm cách nhìn, cách nghĩ của người sáng tác.
- Ý nghĩa: Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông Ten với những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Buy phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Nghệ thuật:
- Phép lập luận phân tích, tổng hợp, đối chiếu , so sánh.
- Bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ e đã học
- Những suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích trong lòng mẹ ( Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
- Soạn văn bài: Viếng lăng Bác
- Bài văn mẫu: Suy nghĩ về chị Dậu qua Tức nước vỡ bờ
- Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận, những ý kiến chính, các ý kiến ấy giúp ta hiểu gì?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Con cò
- Phân tích diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Phân tích nét đặc sắc trong cách thể hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định
- Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các diều cần cụ thể hóa cho bản hợp đồng thuê nhà
- Nhiều hình ảnh chi tiết trong truyện mang ý nghĩa biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng
- Tình cảm chân thành tha thiết của nhân dân ta đối với Bác qua bài Viếng lăng Bác