Nội dung chính bài Con cò

  • 1 Đánh giá

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Con cò "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ -Quảng Trị. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
  • Tác phẩm: sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão.

2. Phân tích bài thơ

a. Hình ảnh con cò qua lời hát ru thời thơ ấu:

  • Hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao quen thuộc dùng làm lời hát ru.
    • Trong con cò bay la, Con cò Đồng Đăng
  • Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ một cách vô thức. Đây là sự khởi đầu đi vào thế giới tâm hồn con người.

b. Hình ảnh con cò theo con người trên mọi chặng đường đời:

Khi ấu thơ:

Con ngủ yên thì cò mới ngủ

…..đắp chung đôi.

Đến tuổi tới trường:

“Mai khôn lớn…theo cò đi hoc”.

…theo gót đôi chân”.

Lúc trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại theo hoài…

Trước hiên nhà.

….hơi mát câu văn”

  • Được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ.
  • Các câu thơ nhịp ngắn, lặp cấu trúc.

=> Hình ảnh con cò là biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng, bền bỉ của người mẹ.

Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời.

c. Hình ảnh con cò - Biểu tượng lòng mẹ:

  • Hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, luôn ở bên con đến hết cuộc đời. -> Là quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, sâu sắc.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ

1. Hình ảnh con cò qua lời hát ru thời thơ ấu:

  • Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con.

2. Hình ảnh con cò theo con người trên mọi chặng đường đời:

  • Cánh cò bên con ngày thơ ấu, cánh cò cũng bên con những ngày con đã lớn, ngày hai đứa cùng chung bước đến trường. Mỗi bước chân con đi đều có bóng dáng cò dõi theo và vui bước. Cò luôn bên con, canh cho con giấc ngủ ngon lành, lo lắng khi còn quấy khóc trong đêm. Cò vẫn thế, lặng lẽ theo con, song hành cùng con trong mỗi chặng đường.
  • Điệp ngữ, điệp cấu trúc, sử dụng nhiều câu cảm thán => Cò thực sự trở thành một người bạn đồng hành từ khi con còn nằm trong nôi đến khi con khôn lớn trưởng thành. Hình ảnh cánh cò đồng hành cùng con là biểu tượng cho người mẹ, cho tình mẹ luôn gắn bó, che chở cho con trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

3. Hình ảnh con cò - Biểu tượng lòng mẹ

  • Hình ảnh con cò lặn lội đêm khuya kiếm ăn thật đáng thương, nó chỉ có một mình đơn độc giữa màn đêm vắng lặng, không che chở không ai vỗ về. Những hình ảnh "Con cò ăn đêm, con cò xa tổ, cò gặp cành mềm, cò sợ xáo măng,…" là biểu tượng cho những người nông dân, những người phụ nữ vất vả sớm hôm, nhọc nhằn kiếm sống nhưng rất giàu tình thương, đức hy sinh cao cả. Đứa con thơ bé bỏng chẳng phải lo lắng nghĩ suy bởi vì đã có vòng tay mẹ bảo bọc, nâng đỡ.
  • “Cò” là biểu tượng cho người mẹ vất vả, lam lũ nhưng chẳng bao giờ mẹ thôi nghĩ về đứa con mình. Dù phải trải qua muôn vàn khó khăn, cách trở, phải “lên rừng xuống bể” thì mẹ vẫn luôn yêu thương, bảo vệ cho con. Nghệ thuật điệp cấu trúc kết hợp với nghệ thuật đối lập “gần – xa”, “lên – xuống” làm cho ý thơ thêm phần sâu lắng, khắc sâu vào tâm trí người đọc những cảm xúc dạt dào, tha thiết. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng biết nhường nào, tình cảm ấy bao la rộng lớn hơn biển cả, bất chấp cả những khó khăn, rào cản lòng mẹ vẫn hướng theo con cả cuộc đời.

4.Tổng kết

  • Nội dung-Ý nghĩa: Đề cao, ca ngợi tình mẹ và khẳng định ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời của mỗi con người.
  • Nghệ thuật:
    • Viết theo thể thơ tự do, tác giả thể hiện được cảm xúc một cách linh hoạt ở nhiều biểu hiện, nhiều mức độ.
    • Sáng tạo nên những câu thơ gợi âm hưởng lời hát ru nhưng vẫn làm nổi bật được giọng suy ngẫm, triết lí của bài thơ.
    • Xây dựng lên những h/ả thơ dựa trên những liên tưởng, tượng độc đáo.

Back to top

  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021