Nội dung chính bài Những ngôi sao xa xôi
Câu 7: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Những ngôi sao xa xôi"
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lê Minh Khuê ( sinh năm 1946) là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đầu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Tác phẩm: viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt. Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.
2. Phân tích bài thơ
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong:
- Sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt
- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bị đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức
- Công việc đặc biệt nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.
⇒ Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.
b. Nhân vật Phương Định:
Vẻ đẹp của Phương Định:
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha:
- Vẫn còn đang trên ghế nhà trường nhưng không chỉ Phương Định và rất nhiều những thanh niên xung phong ra mặt trận chiến đấu kiên cường
- Bản chất anh hùng, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
- Công việc nguy hiểm là phải gỡ bom trên thao trường
- Công việc dù nguy hiểm nhưng chị vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, những giây phút tháo gỡ gom căng thẳng được tác giả miêu tả chân thực, kịch tính
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, lạc quan, mơ mộng:
- Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ,nhớ về thành phố tuổi thơ
- Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn
- Thích hát và ghi chép bài hát
- Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.
- Luôn lo lắng cho đồng đội, lo lắng khi có người từ cao điểm lâu về
- Miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội, khi Phương Định chăm sóc chị Nho.
- Suy nghĩ về thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ
1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong:
Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
2. Nhân vật Phương Định:
Phương Định xuất thân là con gái Hà Nội. Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Chị cùng đồng đội có nhiệm vụ vô cùng quan trong đó chính là san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn lửa đạn, ngày đêm đối mặt với đất bụi, khói bom nhưng Phương Định không hề mất đi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Chị tự đánh giá: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy của chị đã hấp dẫn bao chàng trai “các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
* Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha:
- Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi. Tuổi đời còn trẻ nhưng cô đã xông xáo nơi mặt trận nguy hiểm ngày ngày đối mặt với tử thần.
- Trước hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, giống như biết bao chàng trai, cô gái Việt Nam thời bấy giờ, họ đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc với lý tưởng cao đẹp là đánh đuổi giặc Mĩ, góp sức vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
* Bản chất anh hùng, nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc:
- Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách đối với thần kinh.
- Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
- Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.
=> Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích,coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng
* Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, lạc quan, mơ mộng:
- Phương Định nghĩ về hoàn cảnh sống nơi đây một cách giản dị và cho là có cái thú riêng: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”.
- Công việc phá bom đầy nguy hiểm và phải luôn đối mặt với thần chết được cô kể với giọng điệu bình thản, pha sự hóm hỉnh: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.
- Nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc.
- Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên.
- Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội.
* Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.
- Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình.
- Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội, khi Phương Định chăm sóc chị Nho.
- Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.
=> Gan dạ, dũng cảm và luôn yêu thương, chăm sóc đồng đội. Phương Định thực sự là người con gái thông minh, nhiệt huyết và giàu tình yêu thương. Phương Định là minh chứng cho vẻ đẹp thanh niên thời bấy giờ: mang những cảm xúc riêng tư cất gọn để hoà thành nhiệt huyết tuổi trẻ gan dạ chiến đấu vì tổ quốc, vì dân tộc, vì hoà bình.
* Suy nghĩ về thế hệ tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Qua họ Lê Minh Khuê đã giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Họ sống chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng lạc quan dũng cảm. Họ tiêu biểu cho thế hệ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
3. Tổng kết
- Nội dung: Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mĩ: hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan, yêu đời, dũng cảm.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật.
- Có lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên, gần khẩu ngữ
- Ý nghĩa: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
Xem thêm bài viết khác
- Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể truyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng tôi)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Nội dung chính bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Soạn văn 9 tập 2 bài tổng kết về văn học ( tiếp theo) trang 186 sgk
- Nội dung chính bài Bố của Xi mông
- Tìm những câu mang ý nghĩa mời mọc hoặc từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé với những người trên mấy và sóng
- Soạn văn bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Hãy cho biết hàm ý của những câu dưới đây
- Hãy viết hợp đồng sử dụng điện sinh hoạt
- Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh ba này, tình huống đó là gì?
- Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi đọc bài Bàn về việc đọc sách
- Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
- Biên bản