Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
Việc sử dụng các từ địa phương có tác dụng tô đậm sắc thái địa phương mang đến màu sắc ngôn ngữ vùng miền riêng. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Tìm những từ nghữ địa phương trong đoạn trích sau đây( trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng) và chuyển những từ ngữ địa phương đó sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
a) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con
b) Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
c) Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
Trả lời:
Đoạn trích (a) |
Đoạn trích (b) |
Đoạn trích (c) | |||
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân | Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân | Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
Thẹo | Sẹo | Má | Mẹ | Lủi củi | Lúi húi |
Lặp bắp | Lắp bắp | Kêu | Gọi | Nhắm | Cho là |
Ba | Cha, bố | Đâm | Trở thành | ||
Đũa bếp | Đũa cả | ||||
( nói) trổng | ( nói) trống không | ||||
Vô | Vào |
2. Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngăn Chiêc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào la từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó
a) Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
b) – Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Trả lời:
a) kêu: từ toàn dân; có thể thay bằng nói to.
b) kêu: từ địa phương; tương đương từ toàn dân gọi.
3. Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân? (Các câu đố lấy trong Hợp tuyển Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hoá, 1990).
Không cây không trái không hoa
Có lá ăn được đố là cái chi.
(Câu đố về lá bún)
Kín như bưng lại kêu là trống
Trống hổng trống hảng lại kêu là buồng.
(Câu đố về cái trống và buồng cau)
Trả lời:
Các từ địa phương trong các câu đố là: trái, chi, kêu, trống hổng trống hảng
Những từ ngữ đó tương đương với từ ngữ toàn dân là:
- trái: quả
- chi: gì
- kêu: gọi
- trống hổng trống hảng: trống rỗng trống rễnh
4. Hãy điền những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1, 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sau đây:
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân tương ứng |
Vô | Vào |
Trả lời:
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân tương ứng |
Vô | Vào |
Thẹo | Sẹo |
Lặp bặp | Lắp bắp |
Ba | Cha, bố |
Má | Mẹ |
Kêu | Gọi |
Đâm | Trở thành |
Đũa bếp | Đũa cả |
( nói) trổng | ( nói) trống không |
Lụi cụi | Lúi húi |
Nhắm | Cho là… |
Chi | Gì |
Trống hổng trống hảng | Trống rỗng trống rễnh |
5*. Đọc lại các đoạn trích ở bài tập 1 và bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
b) Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả có những từ ngữ đại phương?
Trả lời:
a) Không nên để cho nhân vật Thu sử dụng từ ngữ toàn dân vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ra bên ngoài địa phương của mình.
b) Trong lời kể tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương dễ hiểu để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
Xem thêm bài viết khác
- Viết đoạn văn giới thiệu văn bản Bến quê
- Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao
- Vẻ đẹp về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn qua tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
- Phân tích ý nghĩa tình huống truyện Bến quê
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-lip Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Phi-lip
- Nội dung chính bài Mùa xuân nho nhỏ
- Qua lời trò chuyện với con, người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương đã thể hiện những tình cảm và suy nghĩ gì về quê hương, dân tộc?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Mây và sóng
- Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong. Ở họ có những nét chung và gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng của mỗi người
- Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Bài tập làm văn số 6 ngữ văn 9: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh ...
- Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm