Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập phần tập làm văn trong Ngữ Văn 9 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
1.1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm: bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu:
- Nội dung phải nêu được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết
- Hình thức: Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sinh động.
1.2. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định. Thông thường sẽ có một số bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Giải thích hiện tượng/sự việc/vấn đề
- Bước 2: Nêu biểu hiện/thực trạng của vấn đề
- Bước 3: Nêu nguyên nhân (Thường sẽ có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan)
- Bước 4: Nêu tác động của nó tới đời sống (có thể là tác động tích cực cũng có thể là tác động tiêu cực)
- Bước 5: Nêu giải pháp
- Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
2.1. Tìm hiểu chung
- Khái niệm: Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống,...của con người.
- Yêu cầu:
- Nội dung: Làm sáng tỏ được các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết
- Hình thức: Phải có bố cục 3 phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.
2.2. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn
- Thân bài:
- Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nhận định, đánh giá vấn đề, tư tưởng đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung
- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
3. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
3.1. Tìm hiểu chung
- Trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm
3.2. Dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (tùy thuộc theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa nhan đề truyện Bến quê
- Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn
- Viết bài tập làm văn số 7 Ngữ văn 9 tập 2 trang 99, giải tất các đề
- Ôn tập phần tiếng việt
- Tóm tắt cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta
- Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ Câu 5 trang 74 sgk Ngữ văn 9 tập 2
- Soạn văn bài: Khởi ngữ
- Dựa vào văn bản bàn về việc đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lí do khiên mọi người phải đọc sách
- Soạn văn 9 tập 2 bài: Kiếm tra về thơ
- Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?
- Viết một bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu Cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
- Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe người đọc có hiểu hàm ý của câu nói ấy hay không