Nội dung chính bài Bàn về đọc sách
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bàn về đọc sách "
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897-1968) là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Văn bản: trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch
2. Phân tích văn bản
a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
Luận điểm: Đọc sách là con đường căn bản quan trọng của học vấn.
Luận cứ:
- Tầm quan trọng của sách.
- Sách ghi chép , cô đúc và lưu truyền mọi tri thức
- Sách có giá trị được xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu được qua mấy nghìn năm
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách đã ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích lũy được qua từng thời đại.
- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay. những cuón sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.
b. Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp:
- Luận cứ 1: Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu: dễ sa vào lối “ ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hóa, không biết nghiền ngẫm.
- Dẫn chứng: Các học giả Trung Quốc, 1 học giả trẻ
- ( liếc qua...)
- Luận cứ 2: Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng: khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
- Dẫn chứng: Nhiều người mới học...
- Lí lẽ: Chiếm lĩnh học vấn, lĩnh vực nào, rất nhiều nhưng thiết thực chỉ có một số....
c. Phương pháp đọc sách đúng đắn:
* Cách chọn sách:
- Chọn tinh, đọc kĩ những quyển có giá trị hoặc thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
- Đọc cả sách thường thức và tài liệu chuyên môn
* Cách đọc:
- Tránh: Đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt, đọc tràn lan theo hứng thú cá nhân.
- Nên: Vừa đọc vừa suy nghĩ, đọc có kế hoạch, có hệ thống.
=> Tác giả dùng cách đối lập trong lập luận(10 quyển sách với 1quyển sách) dùng danh ngôn"sách cũ xem trăm lần chẳng chán- thuộc lòng ngẫm kĩ 1 mình hay"
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Mục đích học: Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức.
- Khẳng định tầm quan trọng của đạo học, ý nghĩa to lớn của đạo học: "Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị". Đúng là việc học góp phần đào tạo nhân tài, mở mang dân trí, góp phần xây dựng đất nước thịnh trị. Chiến lược "trồng người" được tiên sinh nói lên thật sáng tỏ.
- Học trước hết là học đạo làm người, học để "lập đức" cho mình, để "lập công" nghĩa là phải cống hiến tài năng cho xã hội. Đó là nền tảng của "chính học", là cơ sở của một quốc gia nước mạnh dân giàu, xã hội thái bình, thịnh trị. Cách nhìn của tác giả đoạn văn có tầm chiến lược dài lâu vì nó đụng đến sự an nguy của xã tắc (tức đất nước).
2. Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp:
- Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Đó là "lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường". Vậy thế nào là lối học hình thức hòng cầu danh lợi? Đó là lối học theo kiểu tầm chương trích cú, thuộc lòng từng câu từng chữ mà không hiểu kĩ về nội dung, học theo kiểu hữu danh vô thực. Học chỉ để đi thi, để ra làm quan, được trọng vọng, nhàn nhã và thu nhiều bổng lộc...
- Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho "chúa trọng nịnh thần", người trên, kẻ dưới đếu thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất, dẫn đến cảnh "nước mất, nhà tan". Phê phán lỗi học vẹt
3. Bàn về phương pháp đọc sách
- Không nên đọc lướt qua, đọc chỉ để trang trí bộ mặt mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ "trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do"nhất là những quyển sách có giá trị
- Không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và hệ thống đọc sách còn là rèn luyện tính cách làm người, 1 cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
4. Tổng kết
- Nội dung:
- Đọc sách là con đường để tích luỹ & nâng cao học vấn
- Đọc sách cần có kế hoạch, mục đích để lựa chọn sách, cũng như cách đọc
- Ý nghĩa
- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả.
- Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị.
Xem thêm bài viết khác
- Biên bản
- Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
- Hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
- Tóm tắt cảnh ba vở kịch Tôi và chúng ta
- Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Tác dụng của những yếu tố ấy tới bài thơ
- Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp
- Suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẹ trong cuộc sống mỗi người
- Em hãy suy nghĩ và đưa thêm những luận điểm thể hiện suy nghĩ của mình về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
- Nội dung chính bài Mùa xuân nho nhỏ
- Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong. Ở họ có những nét chung và gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng của mỗi người
- Viết đoạn văn nên cảm nhận của em về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến quê
- Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học?