Nội dung chính bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Nghị luận về một tư tưởng đạo lí". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, li sống,... của con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đổi chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức, bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ ; lời văn chính xác, sinh động.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Tìm hiểu về bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí có thể đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…
VD:
- Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống)
- Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm chăm chỉ , cần cù,…)
- Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bạn, tình đồng bào,…)
- Về lối sống, quan niệm sống,…
Về hình thức: bố cục gồm 3 phần rõ rệt, có luận điểm, luận cứ trình bày rõ ràng, rành mạch.
Về nội dung: Cần làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đổi chiếu, phân tích,... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết bằng các thao tác lập luận cơ bản như:
- Sử dụng thao tác lập luận giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, các nghĩa nghĩa tường minh, hàm ẩn (nếu có)
- Sử dụng thao tác lập luận phân tích để chia tách vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt, chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề
- Sử dụng thao tác lập luận chứng minh để làm sáng tỏ vấn đề.
- Huy động, lựa chọn, sử dụng hệ thống lí lẽ và dẫn chứng thích hợp, tiêu biểu, đủ sức thuyết phục người đọc, người nghe.
- Sử dụng thao tác lập luận so sánh, bình luận, bác bỏ để đối chiếu với các vấn đề khác cùng hướng hoặc ngược hướng, phủ định cách hiểu sai lệch, bàn bạc tìm ra phương hướng,…
Sự khác nhau giữa nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: xuất phát từ thực tế trong đời sống.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: dùng giải thích, chứng minh…làm sáng tỏ các tư tưởng, đảo lí quan trọng đối với đời sống con người
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ nhận định điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam
- Soạn văn 9 tập 2 bài Luyện tập viết hợp đồng trang 157 sgk
- Soạn văn bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Soạn văn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- Ten
- Soạn văn 9 tập 2 bài Tôi và chúng ta trang 173 sgk
- Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
- Hợp đồng
- Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và trả lời câu
- Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể truyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng tôi)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Nội dung chính bài Bến quê
- Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau đây
- Nội dung chính bài: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí