Nội dung chính bài: Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2.

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đổi với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng mình, phân tích, tổng hợp.

Dàn bài chung:

Mở bài : Giới thiệu vân để tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Thân bài:

  • Giải thích, chứng mình nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí
  • Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

Kết bài : Kết luận, tông kết, nêu nhận thức mới, tả ý khuyên bảo hoặc tổ ý hành động.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

I. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí khá đa dạng: Có thể nêu rõ yêu cầu nghị luận, có thể chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện,…

Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

Bước 1:Tìm hiểu kĩ đề bài, vấn đề mà đề bài muốn đề cập

Bước 2: Lập dàn bài:

Dàn bài chung:

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
  • Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
  • Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

2. Thân bài:

Giải thích: Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Qua đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng đạo lý, quan điểm của tác giả thể hiện thế nào qua câu nói.

Bình luận: Tại sao vấn đề này lại đúng hoặc không đúng, không phù hợp? Nguyên nhân?

Đưa ra dẫn chứng,liên hệ mở rộng, nâng cao:

Dùng dẫn chứng thực tiễn để chứng minh lập luận của mình, giúp phần bàn luận sâu sắc và thuyết phục người đọc.

Liên hệ, mở rộng, lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

Rút bài học: rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được...). Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

3. Kết bài:

  • Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
  • Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

Bước 3: Viết bài

Bước 4: Đọc và kiểm tra lại bài

II. Ví dụ:

Lập dàn ý cho đề văn nghị luận về câu tục ngữ : có chí thì nên"

1. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: "Có chí thì nên" khẳng định vai trò, ý nghĩa của ý chí trong cuộc sống của con người.

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Có chí thì nên"

  • Giải thích: "chí" là gì, "nên" là gì?
  • Giải thích nội dung cả câu: Thể hiện bài học về sức mạnh của ý chí: khi có quyết tâm, con người ta sẽ đạt đến thành công.

b. Bình luận nội dung câu tục ngữ

  • Ý chí kiên cường cùng sự quyết tâm cao độ là yếu tố cần và đủ để đưa con người đặt chân đến với thành công.
  • Tại sao có chí thì nên?: Bởi vì đường đời không bao giờ bằng phẳng mà luôn có những khó khăn, thử thách. Cho nên muốn thành công đều phải trải qua một quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác.

c. Dẫn chứng thực tế, liên hệ mở rộng:

Trong chiến đấu:

  • Hình ảnh nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dù gặp biết bao khó khăn, trở ngại, nhưng nhờ có hoài bão, ý chí vững vàng và sự kiên trì nhẫn nại, nhân dân ta đã vượt qua mọi sự áp bức, đàn áp của giặc à chiến đấu ngoan cường à giành lại độc lập cho đất nước.
  • Bác Hồ, từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, trải qua bao khó khắn, vấp váp nơi xứ lạ quê người nhưng nhờ vào ý chí kiên cường... à Người đã tìm được con đường cứu nước.

Trong đời sống xã hội

  • Thầy Nguyễn Ngọc Kí, tuy bị liệt hai tay từ nhỏ, nhưng vẫn kiên trì tập viết bằng chân. Nhờ sự kiên trì, nhẫn nại, thầy đã trở thành một nhà giáo ưu tú được mọi người yêu mến, kính trọng...
  • Tấm gương Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, cố gắng học....à trở thành Trạng nguyên.
  • Cao Bá Quát tài cao, học rộng nhưng nét chữ rất xấu, đã cố gắng rèn chữ.....à trở thành người viết thi pháp nổi tiếng.

Trong thơ ca:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

(Hồ Chí Minh)

Mở rộng:

  • Phê phán: Trong cuộc sống vẫn còn có không ít người gặp thất bại đã vội nản lòng, gặp khó khăn đã vội chùn bước. Thái độ sống như vậy khó mà đạt đến thành công.

c. Bài học nhận thức và hành động

  • Rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại trong tất cả mọi việc.
  • Xác lập những mục tiêu, đích đến cụ thể để có được bản lĩnh thực hiện.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò ý nghĩa của ý chí đối với con người. Liên hệ bản thân.

Back to top

  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021