Nội dung chính bài Bố của Xi mông

  • 1 Đánh giá

Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bố của Xi mông"

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Guy-đơ Mô-pát-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, thuộc dòng dõi quý tộc nhưng gia đình đã sa sút. Mô-pát-xăng đã từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870).
  • Tác phẩm: trích từ truyện ngắn cùng tên của Mô-pa-xăng.

2. Phân tích tác phẩm

a. Nhân vật Xi-Mông:

* Tâm trạng của Xi-Mông:

  • Có cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc.
  • Em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ... em lại khóc.
  • Em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài

→ Giành nhiều những câu văn miêu tả tâm trạng của Xi-Mông → một tâm trạng đau buồn, tuyệt vọng trước hoàn cảnh thực tại của em

=> Cuộc sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại".

=> Là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố: muốn tìm đến cái chết, muốn bác Phi-líp làm cha mình.

b. Nhân vật bà Blăng-sốt:

  • Là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người → bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha.
  • Là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình.

c. Nhân vật bác Phi-líp:

  • Hình dáng: Là một bác thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, bàn tay chắc nịch, vẻ mặt nhân hậu.
  • Là một người đàn ông nhân hậu, vị tha: yêu thương Xi-mông ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, cầu hôn mẹ Xi-mông vì thương cậu bé.

=>Đó là một người nhân hậu, tốt bụng, giàu tình yêu thương, cảm thông với hoàn cảnh của người khác

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ

1. Nhân vật Xi-Mông:

  • Xi-mông với một cuộc sống khổ sở, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Mô-pa-xăng đã mô tả Xi-mông: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại". Cái "xanh xao", cái "nhút nhát", "vụng dại" đó phần nào đã thể hiện được cuộc sống thiếu thốn về vật chất và vắng đi tình cha của Xi-mông.
  • Hoàn cảnh của Xi-mông: là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố:
    • Vì lí do ấy mà cậu bé còn thậm chí tìm đến cái chết. Thật may mắn thay thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống đã khiến em chợt nhớ tới mẹ của mình, nghĩ đến ngôi nhà nhỏ xinh xắn nên đã từ bỏ ý định dại dột của mình. Và em đã khóc, khóc cho bớt tủi hờn, cay đắng: "Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được vì những cơn nức nở lại kéo đèn, dồn dập, xốn xang choáng ngợp lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài".
  • Và rồi điều may mắn đã đến với em khi em gặp được chú Phi-líp. Em tâm sự: "Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào: Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố". Cái giọng nghẹn ngào rồi kết thúc lại bằng ba chữ "không có bố" nghe thật xót xa làm sao. Câu chuyện như được đẩy lên cao trào khi bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, cậu bé gặp mẹ trong tâm trạng tủi mừng: "Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại òa khóc và bảo: Không, mẹ ơi, con muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố".
  • Tiếp đến là những câu hỏi dồn dập của cậu bé như sợ rằng bác Phi-lip sẽ đổi ý:" Bác có muốn làm bố cháu không ?/ Thế nhé! Bác Phi – líp, bác là bố cháu." → Lời đối thoại rất tự nhiên, thể hiện những khát khao và và ngây thơ của Xi - mông, em khát khao cả những điều bình dị nhất, thật tội nghiệp, đáng thương.

2. Nhân vật bà Blăng-sốt.

  • Mẹ của Xi mông là người phụ nữ nhân hậu giàu lòng thương con và rất tự trọng và cũng là người bất hạnh,thiệt thòi. Bà dễ tin người chính vì thế bà bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha. Và hơn tất cả, chị là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình. Khi nghe Xi-mông kể là cậu bé bị đánh vì không có bố, tấm lòng người mẹ đau đớn đến tận xương tủy, chị chỉ biết ôm con và mặc cho nước mắt tuôn rơi. Rồi khi nghe con mình hỏi bác Phi-líp có muốn làm bố nó không chị chỉ biết dựa vào tường, tay ôm ngực, quằn quại và đau đớn. Suy cho cùng mẹ của Xi-mông cũng chỉ là một người phụ nữ đôn hậu bình thường nhưng lại bị một kẻ phụ tình lừa dối khiến cho chính mình và đứa con rơi vào cảnh thiếu đi tình thương của cha.

3. Nhân vật bác Phi-líp.

  • Bác thợ Phi-líp là điểm tựa cho câu chuyện thương tâm mà thật ấm áp tình người. Cuộc gặp gỡ giữa bác với Xi-mông vừa ngẫu nhiên vừa là tất nhiên, quy luật thương người như thương mình. Câu hỏi đầu tiên với đứa bé đầy tâm sự (ngồi bên dòng sông, ngồi bên cái chết) âu yếm biết bao : "Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi ?". Nhu cầu được chia sẻ, được gánh chịu, được bảo vệ đối với bác Phi-líp gần giống với một bản năng. Đó là một con người - đúng nghĩa - ở thái độ không thể thờ ơ, lạnh nhạt, quay lưng với nỗi khổ của con người, dù con người ấy chỉ là một sinh linh bé nhỏ, và cũng vô danh như bác.
  • Hành động nhận làm bố của XI mông mới đầu cốt chỉ là để an ủi và khích lộ đứa trẻ đứng lên: "Thôi nào... đừng buồn nữa, cháu ơi", "Người ta sẽ cho cháu.... một ông bố". Nhưng khi đến nhà của mẹ con Xi-mông rồi, nụ cười hồn nhiên và bao dung vì sao vụt tắt ? Làm sao có thể bỡn cợt được với một "cô gái cao lớn, xanh xao đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình". Đó là một giới hạn mà con người giàu tướng tượng nhất cũng không thể vượt qua. Bác Phi-líp cảm thấy mình không được phép bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà ấy. Người đàn ông từng trải đã phải bối rối như một đứa trẻ thơ, dại dột một cách thật thà trước một vấn đề quá phức tạp mà anh ta đang gặp phải và không biết xử lí ra sao.
  • Cái hay của nhà văn là đã để bác Phi-líp tự cảm nhận vẻ đẹp của bà Blăng-sốt qua cuộc nói chuyện của hai người họ. Phẩm chất tốt đẹp của Blăng-sốt đã phần nào khiến bác Phi-líp càng muốn vượt qua những định kiến của người đời để đem đến hạnh phúc cho hai mẹ con Xi-mông. Bởi vậy nói về nhân vật bác Phi-líp có người ví đây được coi là đại diện của nhà văn, đại diện cho những tấm lòng nhân ái.

4. Tổng kết

  • Nội dung- Ý nghĩa:
    • Nhà văn đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng, phẩm chất của ba nhân vật
    • Nhắc nhở chúng ta về thái độ sống phải giàu lòng thương bè bạn yêu con người thông cảm, chia sẻ với những nội đau, sự lầm lỡ của người khác.
  • Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí các nhân vật cụ thể chi tiết và tinh tế.

Back to top

  • 44 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021