Đọc đoạn văn trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận, những ý kiến chính, các ý kiến ấy giúp ta hiểu gì?
II- LUYỆN TẬP
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? Đoạn văn nêu ra ý kiến chính nào? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật Lão Hạc?
Từ việc miêu tả hoạt động của các nhân vật, Nam Cao đã gián tiếp đưa ra một tình thế lựa chọn đối với lão Hạc mà các dấu hiệu của nó đã được chuẩn bị ngay từ đầu. Đó là việc giải quyết cái sống và cái chết: sống liệu có giữ được mảnh vườn cho con mà vẫn có cái để mà ăn hay không (bán mất mảnh vườn sẽ là một trọng tội không thể tha thứ được của lão đối với người vợ đã khuất và đứa con đang ở xa); hay là chết thì sẽ giữ được mảnh vườn, lương tâm yên ổn? Nhưng nếu chết thì phải chết như thế nào, chuẩn bị cho nó ra sao?… Cuối cùng, lão Hạc lựa chọn cái chết. Đầu tiên lão để cho cậu vàng chết trước. Sau đó mới đến mình. Lão âm thầm chuẩn bị, dọn dẹp chu tất một con đường sạch sẽ để bước đến nhà mồ (nhờ ông giáo giữ vườn để khỏi ai tranh chiếm, nhòm ngó, gửi cầm 30 đồng bạc để cậy bà con lo liệu ma chay nếu mình có mệnh hệ gì). Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ, sống nhục. Lão đã chết một cách cao ngạo và thảm khốc. Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng và thăm thẳm. Tội nghiệp cho lão, chắc hẳn lão nung nấu ý định chết từ lâu rồi, từ cái ngày đầu sang nói chuyện bán cậu vàng với ông giáo, rõ nhất là cái hôm lão sang gửi vườn và tiền. Chả thế mà câu chuyện của lão rề rà, vòng vo, nặng nhọc, nhức nhối một điều gì đó thật khó nói; tâm can lão bị đè nặng bởi ý định tự tử phải giấu. Lão đã làm tất cả những gì có thể làm được trước khi đi đến cái chết, tuy lặng lẽ, âm thầm mà thật dứt khoát, quyết liệt. Để bảo toàn nhân cách của mình, lão không có con đường nào khác là phải chủ động tìm đến cái chết. Lão Hạc đã dùng cái chết của mình để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt. Đó là một lựa chọn tột cùng đau đớn cuả thân phận con người. ý nghĩa câu chuyện chủ yếu được phát sáng từ điểm then chốt này.
(Theo Văn Giá, Chiều sâu truyện “Lão Hạc”)
Bài làm:
Vấn đề nghị luận của đoạn văn về sự lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc qua đó thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhân vật này trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Những ý kiến chính trong đoạn văn là:
- Lão Hạc phải lựa chọn giữa sống và chết;
- Lão Hạc đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục.
Qua những chi tiết cụ thể trong tác phẩm, người viết tập trung phân tích những diễn biến tâm lí của nhân vật lão Hạc trong tình thế lựa chọn nghiệt ngã của số phận từ đó cho ta hiểu thêm về vẻ đẹp nhân cách, về tấm lòng hi sinh cao quý của lão Hạc.
Xem thêm bài viết khác
- Bài tập làm văn số 6 ngữ văn 9: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh ...
- Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán
- Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông
- Soạn văn 9 tập 2 bài Tôi và chúng ta trang 173 sgk
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Viếng lăng Bác
- Những câu ca dao nào đã được vận dụng trong đoạn đầu bài thơ? Nhận xét về các vận dung
- Viết một đoạn văn bình khổ 2 hoặc khổ 3 của bài thơ Viếng lăng Bác Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận khổ 2 và 3 bài thơ Viếng lăng Bác
- Soạn văn bài: Khởi ngữ
- Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc.
- Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đắc sắc?
- Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa