Các tác phẩm trọng tâm trong chương trình ngữ văn 9 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập các tác phẩm trọng tâm chương trình Ngữ Văn 9 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Các văn bản nghị luận hiện đại
1.1. Bàn về đọc sách
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 - 1986)
- Đoạn trích nằm trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Nội dung: Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Muốn thế, ta cần phải biết chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách phải có kế hoạch , có mục đích kiên định chứ không thể tùy hứng, phải vừa đọc, vừa nghiền ngẫm.
- Nghệ thuật: Lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng đa dạng, đầy sức thuyết phục.
=> Xem thêm
1.2. Tiếng nói của văn nghệ
- Tác giả: Nguyễn Đình Thi
- Hoàn cảnh sáng tác: Được viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận
- Nội dung: Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm diệu kì giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục và ngôn ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc.
=> Xem thêm
1.3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Tác giả: Vũ Khoan
- Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, được in trong tập Một góc nhìn của tri thức
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Nội dung: Thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ ddiemr mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt để có đủ hành trang bước vào thế kỉ mới.
- Nghệ thuật: Dẫn chứng xác thực, lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ bình dị, gần gũi, giàu cảm xúc.
=> Xem thêm
2. Các tác phẩm thơ hiện đại
2.1. Con cò
- Tác giả: Chế Lan Viên
- Bài thơ được in trong tập Hoa ngày thường - chim báo bão
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
- Thể thơ: tự do
- Nội dung: Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru với cuộc sống của con người
- Nghệ thuật: Vận dụng một cách sáng tạo những hình ảnh trong ca dao; giọng thơ tha thiết, trìu mến; có những câu thơ giàu triết lí, đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về tình mẫu tử
=> Xem thêm
2.2. Mùa xuân nho nhỏ
- Tác giả: Thanh Hải
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời; khi tác giả đang nằm trên giường bệnh để vật lộn với tử thần.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm
- Thể thơ: năm chữ
- Nội dung: Tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chan thành của nhà thơ được cống hiến cho đát nước, góp một “mùa xuân nhỏ nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
- Nghệ thuật: Thể thơ năm tiếng; nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca; nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm; những hình ảnh so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
=> Xem thêm
2.3. Viếng lăng Bác
- Tác giả: Viễn Phương
- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ được sáng tác trong dịp đó, in trong tập Như mây mùa xuân (1978)
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm
- Thể thơ: Tự do
- Nội dung: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác
- Nghệ thuật: Giọng điệu trang trọng và tha thiết; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngôn ngữ bình dị mà cô đúc
=> Xem thêm
2.4. Sang thu
- Tác giả: Hữu Thỉnh
- Ra đời năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
- Thể thơ: Năm chữ
- Nội dung: Cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu
- Nghệ thuật: Hình ảnh giàu sức biểu cảm; ngôn từ bình dị, gần gũi, giàu sức gợi.
=> Xem thêm
2.5. Nói với con
- Tác giả: Y Phương - người dân tộc Tày
- Ra đời năm 1980, in trong tập Thơ Việt Nam 1945 - 1985
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm, miêu tả
- Thể thơ: Tự do
- Nội dung: Qua lời của người cha nói với đứa con của mình, ta thấy tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi; ngôn ngữ bình dị, chân thật.
=> Xem thêm
3. Các tác phẩm truyện hiện đại
3.1. Bến quê
- Tác giả: Nguyễn Minh Châu
- In trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản 1985
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả
- Thể loại: truyện ngắn
- Nội dung: Câu chuyện của Nhĩ - một người đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất này, đến cuối đời bị bệnh, nằm liệt gường mới nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông và sự tảo tần của người vợ => Tác phẩm chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên.
- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
=> Xem thêm
3.2. Những ngôi sao xa xôi
- Tác giả: Lê Minh Khuê
- Một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê; ra đời năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Thể loại: truyện ngắn
- Nội dung: Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
- Nghệ thuật: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
=> Xem thêm
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
- Bài văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về khổ cuối bài Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-lip Phân tích và nêu cảm nghĩ về nhân vật Phi-lip
- Giá trị nội dung và nghệ thuật vở kịch Bắc Sơn
- Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?
- Nội dung chính bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
- Viết đoạn văn giới thiệu văn bản Bến quê
- Soạn bài: Chương trình địa phương( Phần tập làm văn)
- Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ gì?
- Có mấy lần cụm từ "người đồng mình" được nhắc lại trong bài thơ Nói với con của Y Phương Soạn bài Nói với con
- Phân tích lời bàn luận của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận trình bày
- Những câu ca dao nào đã được vận dụng trong đoạn đầu bài thơ? Nhận xét về các vận dung