Nội dung chính bài: Đại từ
6 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Đại từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ để trỏ dùng để:
- Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)
- Trỏ số lượng
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
- Đại từ để hỏi dùng để:
- Hỏi về người, sự vật
- Hỏi về số lượng
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
B. Nội dung chính cụ thể
1. Thế nào là đại từ?
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.. Đây là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ… để chỉ một sự vật hoặc sự việc cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp
- VD: Đại từ trong câu: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ?" là chúng tôi.
2. Các loại đại từ:
- Đại từ để trỏ: Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động…được nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc trò chuyện. Loại này có 3 nhóm chính là:
- Đại từ để trỏ số lượng: gồm các từ như bao nhiêu, bấy nhiêu, nhiêu…
- Đại từ để trỏ người hoặc sự vật: Gồm các từ như Nó, tụi nó, tôi, tụi này, tụi kia…
- Đại từ chỉ hoạt động và tính chất: Gồm các từ như thế, vậy…
- Đại từ để hỏi: Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Nội dung chính bài: Liên kết trong văn bản
- Soạn văn bài: Nam quốc sơn hà
- Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Nội dung chính bài: Bố cục trong văn bản
- Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
- Soạn văn bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi
- Tìm thêm những câu ca dao nói về tình yêu quê hương, đất nước
- Soạn văn bài: Các bước tạo lập văn bản
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
- Nội dung chính bài: Đại từ