Nội dung chính bài Sài Gòn tôi yêu
Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Sài Gòn tôi yêu "
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Minh Hương quê ở Quảng Nam, vào sinh sống ở Sài Gòn từ trước năm 1945, thường viết về các thể loại: bút kí, tùy bút, tạp văn, phóng sự…
- Tác phẩm: Trích trong " Nhớ Sài Gòn" NXB Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994.
2. Phân tích tác phẩm
a. Vẻ đẹp của Sài Gòn
Biện pháp nghệ thuật: So sánh Sài Gòn như cây tơ đang độ nõn nà…để khẳng định thành phố cũng "xuân chán". Cách so sánh độc đáo, đa dạng, bất ngờ tô đậm nét trẻ trung của thành phố trẻ.
Dẫn chứng "Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi đương già". "300 năm so với 5000 năm tuổi của đất nước.
Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:
- Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơm mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
Nhịp sống:
- Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ.
- Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
=>Hình ảnh so sánh, sử dụng các tính từ, thành ngữ => khẳng định sức sống, nét trẻ trung của Sài Gòn.
=>Bộc lộ tình yêu tha thiết, nồng nhiệt với thành phố Sài Gòn
b. Tình yêu đối với con người
- Cư dân hội tụ từ các miền về. Phong cách người Sài Gòn:
- Chân tình, bộc trực.
- Tuân thủ các nghi lễ ứng xử nhưng không màu mè, không mặc cảm tự ti.
- Anh dũng, bất khuất trong chiến đấu.
- Ngôn ngữ đậm đà màu sắc Nam Bộ
=> Tình cảm của tác giả: Yêu Sài Gòn hết lòng, muốn góp sức mình cho Sài Gòn.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Vẻ đẹp của Sài Gòn:
Thể hiện ở sức trẻ của Sài Gòn khi so sánh:” Sài Gòn như cây tơ đang độ nõn nà”.
Sài Gòn trong con mắt của tác giả còn đẹp bởi sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh...
Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.
Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được những vẻ đẹp và nét riêng của thành phố. Thậm chí cả những điều tưởng chừng không mấy dễ chịu như sự "trái chứng" thay đổi đột ngột của thời tiết, những cơn mưa nhiệt đới, sự ồn ào sôi động…với tác giả cũng trở thành cái đáng yêu, đáng nhớ.
2. Tình yêu đối với con người
Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến.
Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:
- Con người nơi đây hiền lành, ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi bởi nó được xuất phát từ phong cách con cháu những người đi mở đất, sống với rừng U Minh, rừng đước, rừng tràm…hoặc những người tứ chiếng giang hồ mưu sinh phiêu dạt, bám trụ vùng đất này để rồi hoà trộn với cư dân đến trước đã hun đúc nên.
- Đẹp bởi trang phục, nét đẹp văn hóa truyền thống vừa mang nét đẹp hiện đại: nón vải, áo bà ba, quần đen rộng, giầy bố trắng, xăng đan.
- Nét đẹp của người Sài Gòn còn thể hiện ở tinh thần kiên cường, anh dũng, sắn sàng hi sinh cho Tổ quốc: Tuy nhiên, đến những hồi nghiêm trọng và sôi sục nhứt của đất nước, thì các cô gái ấy cũng như những chàng trai và các giới đồng bào của Sài Gòn bất khuất, không chút do dự, dấn thân vào khó khăn, nguy hiểm và có khi hi sinh cả tánh mạng, xuyên suốt ba chục năm từ 1945 đến 1975...
3. Tổng kết
- Nội dung - ý nghĩa
- Tình yêu tha thiết , bền chặt của tác gỉa đối với Sài Gòn
- Nghệ thuật
- Lối viết nhiệt tình, có chỗ hóm hỉnh, trẻ trung.
Xem thêm bài viết khác
- Suy nghĩ về bài ca dao: Nước non lận đận một mình…
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà
- Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa? Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào? Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không? Bài cao dao này phê phán, châm biếm cái gì?
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
- Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
- Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4
- Em hãy đếm trong đoạn thơ có mây từ ta và trả lời các câu hỏi
- Phát hiện các từ dùng sai và thay thế bằng từ khác cho đúng
- Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó
- Soạn văn bài: Tiếng gà trưa