Nội dung chính bài Văn bản
3 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Văn bản ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
Văn bản là hoạt động của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn hoặc có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mỗi văn bản tập chung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản là biểu hiện của tính hoàn chỉnh về nội dung ( thường mở đầu bằng nhan đề và kết thúc bằng hình thức tính hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Khái niệm, đặc điểm
1. Khái niệm
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn hoặc có những đặc điểm cơ bản như sau:
2. Đặc điểm
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự kiên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản và câu văn được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản đều có biểu hiện là tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
Ví dụ 1: Văn bản Người lái đò sông Đà khắc hoạ lại vẻ đẹp con sông Đà và những con người lao động trên vùng núi Tây Bắc.
Ví dụ 2: Văn bản Người trong bao với mục đích lên án kiểu người sống thụ động, khép kín, luôn sợ hãi.
II- Các loại văn bản
- Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt thành các loại văn bản sau:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, tài liệu học tập, báo cáo khoa học…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch…)
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, tin phóng sự, bài phỏng vấn…)
Ví dụ 1: Văn bản thuộc phong cách sinh hoạt: thư gửi cho mẹ..
Ví dụ 2: Văn bản thuộc phong cách báo chí: Bản tin dự báo thời tiết ngày 1-10- 2020.
Xem thêm bài viết khác
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì
- Soạn văn bài: Đọc Tiểu Thanh kí
- Nội dung chính bài Đọc Tiểu Thanh kí
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào.
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
- Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng
- Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào?
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”
- Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.
- Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?