Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sửa Ôn tập Địa 10

36 lượt xem

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sửa được Khoahoc sưu tầm  và đăng tải. Gồm câu hỏi trắc nghiệm kèm hướng dẫn trả lời, ngoài ra các em tìm hiểu thêm về Quá trình phong hóa là gì, Các quá trình phong hóa, So sánh 3 quá trình phong hóa. Cùng tìm hiểu rõ hơn với bài viết chi tiết dưới đây nhé

Trắc nghiệm: Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do?

A. Tác dụng của gió, nước mưa

B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người

C. Nguốn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất

D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây

Trả lời:

Đáp án đúng B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người

1. Quá trình phong hóa là gì?

- Quá trình phong hóa là quá trình đá và các khoáng vật bị phá hủy, biến đổi do những tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nguồn nước, không khí và các loại axit có trong tự nhiên và sinh vật. Trên bề mặt Trái Đất, quá trình này xảy ra rất mạnh mẽ, đặc biệt ở những vùng nhiệt đới, có điều kiện nhiệt và ẩm phong phú.

2. Các quá trình phong hóa

a. Phong hóa cơ học (vật lý)

- Phong hóa cơ học phá vỡ các đá gốc thành những mảnh vụn mà không làm thay đổi thành phần hóa học của đá. Băng, nước, nước khe nứt là các tác nhân gây phong hóa cơ học chính do gây ra một lực tác động làm nở ra, mở rộng các khe nứt trong đá khiến đá vỡ ra thành các mảnh vụn.

Giãn nở vì nhiệt cũng gây nên tác động giản căng và co lại dưới sự ảnh hưởng của việc nhiệt độ tăng lên hay giảm đi cũng giúp cho quá trình phong hóa cơ học diễn ra nhanh hơn. Phong hóa cơ học giúp làm tăng diện tiếp xúc bề mặt của đá khiến cho quá trình phong hóa hóa học dưới sự tác động của các yếu tố hóa học diễn ra nhanh hơn.

b. Phong hóa hóa học

- Phong hóa vật lý đóng vai trò nổi bật trong sự phong hóa ở các vùng khô, lạnh. Nhưng quá trình phong hóa hóa học rất có ý nghĩa trên các vùng khí hậu nóng ẩm. Tuy nhiên cả 2 quá trình này xảy ra đồng thời và có ảnh hưởng tương hổ lẫn

- Phong hóa hóa học do tác động của nước, O2, và các acid hữu cơ và vô cơ được giải phóng từ các hoạt động hóa sinh trong đất. Các tác nhân này tác động làm biến đổi các khoáng nguyên sinh (như felspars và mica) thành khoáng thứ sinh (như sét silicates) và giải phóng các chất dinh dưỡng dưới dạng hòa tan vào dung dịch đất.

- Các phản ứng sau đây thường xảy ra trong quá trình phong hóa hóa học

(1) Phản ứng thủy hợp: Các phân tử nước kết hợp với khoáng bằng tiến trình gọi là phản ứng thủy hợp. Các oxide Fe, và Al ngậm nước (như Al2O3.3H2O) là sản phẩm phổ biến của phản ứng thủy hợp.

(2) Phản ứng thủy phân: trong phản ứng thủy phân, phân tử nước phân ly thành H+ và OH. H+ và OH thường thay thế các cation trên cấu trúc khoáng. Ví dụ phản ứng thủy phân của nước đến khoáng microline (một loại khoáng feldspar chứa Kali). Kali được giải phóng dưới dạng hòa tan và được hấp phụ trên bề mặt các keo đất, hấp phụ bởi thực vật, và rửa trôi. Silicic acid cũng là chất hòa tan nên có thể bị rửa trôi theo nước hoặc tái tổng hợp thành các khoáng thứ sinh như sét silicates.

(3) Phản ứng hòa tan: Nước có khả năng hòa tan nhiều loại khoáng do phản ứng thủy hợp với các cation và anion cho đến khi chúng phân ly và được bao bọc bởi các phân tử nước. Ví dụ sự hòa tan thạch cao trong nước:

(4) Phản ứng Carbonate hóa và các phản ứng chua khác: Cường độ phong hóa sẽ gia tăng khi có sự hiện diện của các acid, do acid làm gia tăng nồng độ ion H+ trong nước. Vì khi sự hoạt động của vi sinh vật giải phóng khí CO2, khí này hòa tan trong nước hình thành carbonic acid, sẽ làm tăng tốc độ hòa tan khoáng calcite trong đá vôi hay đá hoa:

Đất cũng có thể chứa các acid mạnh khác như HNO3, H2SO4, và nhiều acid hữu cơ khác, ion H+ cũng có thể kết hợp với sét trong đất. Các acid này đều góp phần vào phản ứng với các khoáng trong đất.

(5) Oxi hóa-khử: Các khoáng có chứa Fe, Mn và S rất nhạy cảm với các phản ứng oxi hóa khử. Fe nằm trong các khoáng nguyên sinh và dưới dạng có hóa trị 2 Fe(II)(ferrous). Khi các đá này phơi bày ra không khí và nước, Fe sẽ dễ dàng bị oxi hóa (mất 1 điện tử) hình thành Fe(III)(ferric). Nếu Fe bị oxi hóa từ Fe(II) thành Fe(III), do sự thay đổi về hóa trị và bán kính ion sẽ làm cấu trúc tinh thể của khoáng bị mất ổn định, và bị phá vỡ.

Một ví dụ khác là Fe(II) khi được giải phóng từ khoáng có thể bị oxi hóa ngay thành Fe(III), như sự thủy hợp của khoáng olivine giải phóng Fe(II), chúng có thể bị oxi hóa ngay tức khắc thành ferric oxyhydroxide (goethite).

(6) Phản ứng tạo phức chất: các acid hữu cơ được hình thành trong quá trình sinh học trong đất như oxalic, citric, và tartric acid, cũng như các phân tử acid humic và fulvic. Ngoài việc H+ có thể làm hòa tan các khoáng Al, Si, chúng còn có thể tạo phức với Al3+ trong cấu trúc của khoáng silicate (tạo chelate). Bằng cách này, Al3+ được tách ra khỏi khoáng, sau đó chúng sẽ bị biến đổi tiếp. Ví dụ oxalic acid hình thành phức với Al trong khoáng muscovite, khi phản ứng này xảy ra, cấu trúc khoáng muscovite bị phá vỡ và giải phóng ion K+ hòa tan trong dung dịch đất.

Các phản ứng hóa học xảy ra nhanh chóng khi có sự tham gia của các sinh vật đất.

c. Phong hóa sinh học

- Kiểu phong hóa này là những gì một số chuyên gia đã bổ sung. Các giới động vật và thực vật cũng chịu trách nhiệm cho quá trình phong hóa bên ngoài. Hoạt động của một số loại rễ, axit hữu cơ, nước sửa đổi cấu trúc của đá. Ngoài ra, một số sinh vật như giun đất cũng có thể làm thay đổi sự hình thành của đá.

- Dưới tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm hay rễ cây... đá và khoáng vật bị phá huỷ được gọi là quá trình phong hoá sinh học. Lúc này, đá bị phá huỷ cả về mặt cơ giới và hoá học. Nguyên nhân dẫn đến quá trình phong hoá sinh học là do sự phát triển, tăng trưởng của rễ cây và sự bài tiết các chất. Các sản phẩm của quá trình phong hoá một phần bị nước hoặc gió cuốn đi, phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hoá, tạo ra vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

3. So sánh 3 quá trình phong hóa

Phong hóa lí học

Phong hóa hóa học

Phong hóa sinh học

Khái niệm

Là quá trình phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ khác nhau.

Là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, nhưng chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Đặc điểm

Không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học.

Biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

Đá, khoáng vật bị phá hủy về mặt cơ giới và hóa học.

Tác nhân

- Chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối.

- Tác động ma sát, va đập của gió, sóng, nước chảy, hoạt động sản xuất của con người.

Nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa học.

Tác động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, rễ cây...).

Kết quả

Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn.

Tạo thành các dạng địa hình cacxtơ.

- Sản phẩm phong hóa một phần bị nước hoặc gió cuốn đi.

- Phần còn lại phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ phong hóa, tạo thành vật liệu cho quá trình vận chuyển và bồi tụ.

Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do sửa được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, củng cố kiến thức môn Địa lí lớp 10, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác như Toán, Ngữ văn, Toán, Sinh học, Hóa học....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 22/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội