Phương châm cách thức
b) Phương châm cách thức
(1) Trong tiếng Việt có một số thành ngữ như: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, lúng búng như ngậm hột thị. Em hãy cho biết những thành ngữ này dùng để chỉ cách nói như thế nào.
(2) Cách nói này có giúp cho giao tiếp đạt kết quả như mong muốn không? Vì sao?
(3) Hoàn thành thông tin sau vào vở
Khi giao tiếp cần chú ý nói (…), (…); tránh nói mơ hồ, dài dòng.
Bài làm:
(1) Thành ngữ dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, chuyện nọ xọ chuyện kia.
Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thị chỉ cách nói ấp úng, không mạch lạc, không thành lời.
(2) Cách nói này không thể hiện được nội dung muốn truyền đạt, gây khó khăn cho người tiếp nhận.
(3) Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh nói mơ hồ, dài dòng.
Xem thêm bài viết khác
- Vẽ sơ đồ thể hiện những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
- So với đoạn trích trong Lặng lẽ Sa Pa, cách kể ở đoạn trích này có gì khác?
- Kể tên những bài thơ viết về ánh trăng mà em đã được học. Nêu cảm nhận về hình ảnh trăng trong một bài thơ.
- Hệ thống lại bằng sơ đồ những đặc điểm của 5 phương châm hội thoại đã học
- Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
- Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả , là “một bức chân dung”.
- Đọc hai đoạn trích của Nam Cao và chỉ ra sự khác nhau giữa cách thức miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
- Bằng những hiểu biết về truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu ,hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ
- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
- Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng thống kê (vào vở) tác phẩm thơ và truyện hiện đại theo mẫu sau:
- Phát hiện và sửa lỗi từ ngữ trong câu sau:
- Sưu tầm hoặc giới thiệu 1-2 bài thơ về sự giàu đẹp của biển