Phương châm về lượng
3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại
a) Phương châm về lượng
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
ÔNG LÀM SAO THẾ
Một nhà triết học của nước Anh khi lái xe về nông thôn đã bị lạc đường, liền hỏi thăm người nông dân nhờ chỉ giúp:
- Cảm phiền ông, xin hãy nói cho tôi biết hiện tại tôi đang ở nơi nào đây ạ?
- Ông làm sao thế? – Người nông dân nhìn ông ta nói – Chẳng phải ông đang ở trong xe của ông đó sao?
(1) Điều mà nhà triết học muốn hỏi người nông dân là gì?
(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân có đáp ứng được mong muốn của nhà triết học không? Vì sao?
(3) Từ nội dung câu chuyện, em hãy cho biết: Chúng ta cần tuân thủ những yêu cầu gì trong giao tiếp?
Bài làm:
(1) Điều nhà triết học muốn biết ở đây là địa điểm cụ thể của nơi đó (tên đường, địa danh cụ thể).
(2) Thông tin trong câu trả lời của người nông dân không đáp ứng được mong muốn của nhà triết học. Câu trả lời người nông dan chỉ có nội dung mặc nhiên đã được biết, không có lượng thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu của người đối thoại.
(3) Khi giao tiếp, cần nói đúng nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Xem thêm bài viết khác
- Dưới đây là trao đổi của hai bạn học sinh về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Làng”....
- Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”; “những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”,... là nhận xét của ai về nhân vật nào?
- Nhận xét sắc thái riêng thể hiện qua lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)...
- Kể tóm tắt truyện Cô bé bán diêm (đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8).
- Soạn văn 9 VNEN bài 11: Đoàn thuyền đánh cá
- Hãy tìm những từ ngữ phù hợp với phần giải thích sau:
- Hệ thống lại các cách phát triển từ vựng bằng sơ đồ tư duy
- Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau
- Hãy đọc một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một câu chuyện kể về tình cha con
- Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.
- Viết bài tập làm văn số 2 - văn tự sự
- Soạn văn 9 VNEN bài 6: Truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều