Viết đoạn văn so sánh chân dung hai chị em Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du và đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết đoạn văn so sánh chân dung hai chị em Thúy Kiều qua đoạn trích của Nguyễn Du và đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân.
Bài làm:
Tham khảo những ý sau:
- Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dành nhiều công sức để miêu tả khá chi tiết và đặc sắc bằng thủ pháp ước lệ về tài sắc, tính tình của hai chị em. Trong khi đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ nói tóm tắt "hai cô đều có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú” thì Nguyễn Du miêu tả khái quát nhưng cũng rất hình ảnh về hai người:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
- Trong khi Thúy Vân ở đoạn trích của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ được nói khái quát "có nhan sắc diễm lệ, tính nết nhu mì, và giỏi thơ phú", sau đó thêm một nét "tính điềm đạm", thì Thúy Vân của Nguyễn Du cụ thể hơn nhiều từ khuôn mặt, nét lông mày, nụ cười, giọng nói, nước tóc, làn da đầy sinh động:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Trong KVK , Thúy Kiều chỉ khác cô em không nhiều lắm. Đó là "có thái độ phong lưu, tính thích hào hoa và lại tinh về âm luật, sở trường nhất là món Hồ cầm". Nguyễn Du lại nhấn mạnh đến tính chất "sắc sảo, mặn mà" và nhà thơ không ngần ngại đánh giá Kiều hơn Vân cả về sắc, cả về tài:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
- ...
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 9 VNEN bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Khổ thơ cuối bài thơ có ý gì đặc biệt về giọng điệu và cách thể hiện?
- Giá trị nhân đạo của đoạn thơ được thể hiện ở những khía cạnh nào?
- Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi
- Từ tâm sự: “Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
- Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:
- Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
- Cùng nói về màu xanh nhưng ở mỗi đoạn trích, Nguyễn Du lại có cách diễn đạt khác: xanh, xanh xanh. Phân tích sự khác nhau...
- Điền vào chỗ trống để hoàn thiện bảng thống kê (vào vở) tác phẩm thơ và truyện hiện đại theo mẫu sau:
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác truyện kiều bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:
- Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với người thứ nhất.