Hãy nêu nghĩa của các từ được in đậm trong những ví dụ trên.
3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng
Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
(1) Mùa xuân đã đến trên quê hương tôi.
(2) Tuổi xuân của cô tôi đã trôi qua.
(3) Bạn ấy ngã xe nên bị đau tay.
(4) Anh ấy là tay văn nghệ có tiếng trong trường.
(5) Mấy ngày nay, nước nóng lên tới 40 độ C.
(6) Cả hội trường nóng lên khi người ca sĩ cất tiếng hát.
(7) Chúng tôi lau bàn ghế khi trực nhật.
(8) Cuộc bầu cử nhằm chọn ra 30 ghế trong Hạ viện.
a. Hãy nêu nghĩa của các từ được in đậm trong những ví dụ trên.
Bài làm:
(1) Xuân: chỉ mùa xuân, mùa khởi đầu trong một năm.
(2) Xuân: chỉ tuổi trẻ
(3) Tay: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm, nắm
(4) Tay: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó
(5) Nóng: Chỉ nhiệt độ cao
(6) Nóng: không khí sôi động
(7) Ghế: một đồ vật dùng để ngồi
(8) Ghế: một vị trí trong một cơ quan, tổ chức
Xem thêm bài viết khác
- Nêu cảm nhận chung của em về đoạn thơ Cảnh ngày xuân
- Kể tên một số tác phẩm viết về quê hương đã học. Em có suy nghĩ gì về tình cảm quê hương trong trái tim mỗi người? Hãy chia sẻ điều đó.
- Điền vào chố trống các từ sau cho phù hợp với thể thơ tám chữ
- Phân tích hiệu quả của biện pháp nghệ thuật so sánh và điệp ngữ trong những câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều:
- Hoàn thành những thông tin trong bảng sau (vào vở) để thấy được sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ tranh hạt nhân.
- Viết một đoạn văn thuyết minh với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một hoặc một số biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, tưởng tượng, kể chuyện,…)
- Tìm lời dẫn trong đoạn trích và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
- Xung quanh chúng ta, còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc sống rất khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
- Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”?
- Chỉ ra yếu tố nghị luận trong văn bản trên
- Phân tích nhân vật ông họa sĩ
- Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?